Lễ hội Trà hoa vàng lần thứ III sẽ diễn ra vào cuối tháng 12
Điểm nhấn của Lễ hội Trà hoa vàng Ba Chẽ năm nay là việc công bố về công dụng của các hoạt chất có trong Trà hoa vàng do các chuyên gia Hà Lan cùng với Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và thực hiện.
Trong khuôn khổ của Lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng trên 200 cây trà đẹp nhất được lựa chọn từ các trang trại, rừng trà, vườn trà trên địa bàn huyện. Đồng thời, du khách có thể mua sắm, trải nghiệm các sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc hữu của các địa phương, đơn vị ở 25 gian trưng bày.
Tại Lễ hội năm nay, huyện Ba Chẽ cũng sẽ tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Ông – Miếu Bà. Đây là di tích thuộc xã Nam Sơn, cách cầu Ba Chẽ gần 1km. Di tích Miếu Ông gắn liền với sự kiện Vua Trần Nhân Tông, Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và Quốc công Tiết chế Trần Quốc Tuấn khi tạm lánh ở sông Ba Chẽ đầu năm 1285 để chuẩn bị chiến đấu chống giặc Nguyên Mông lần 2. Đối diện với Miếu Ông bên kia sông là Miếu Bà, thờ Mẫu Thượng Ngàn (bà chúa của rừng xanh).
Di tích Quốc gia Miếu Ông.
Ngay sau ngày khai mạc Hội Trà hoa vàng, Lễ hội Bàn Vương – một lễ hội cổ truyền quan trọng trong đời sống tâm linh người Dao cũng sẽ được phục dựng vào ngày 27/12.
Lễ hội Bàn Vương năm nay với chủ đề“Tiếng gọi tổ tiên nơi cửa biển”sẽ tái hiện lại hành trình “Vượt biển” của người Dao đến vùng đất mới trên 12 con thuyền tượng trưng cho 12 dòng họ của người Dao… để lập nghiệp; nghi lễ tưởng nhớ công ơn ông tổ Bàn Vương – thủy tổ của người Dao; các hoạt động cộng đồng, văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian các dân tộc và đặc biệt là sự quy tụ của rất nhiều nhóm dân tộc Dao ở nhiều địa phương khác như: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ…
Việc phục dựng và tổ chức lễ hội là một phần nội dung trong thực hiện Đề án “Bảo tồn di sản vănhóa dân tộc Dao tại thôn Sơn Hải”; Quảng bá tiềm năng du lịch thông qua đặc trưng văn hóa và nét đẹp trong trang phục, nghi lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc của huyện Ba Chẽ. Hoạt động trên còn là cầu nối giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa nghệ nhân dân gian trong và ngoài huyện.
Theo baodantoc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai