Những cậu bé "Ma Bùn" trong lễ hội Pơ Thi ở Gia Lai
Lễ Bỏ Mả hay hội Pơ Thi là lễ hội lớn nhất và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc Jarai. Theo quan niệm của dân tộc này thì sau khi chết, linh hồn vẫn còn quanh quẩn đâu đó, giữa người chết và người sống vẫn còn mối quan hệ ràng buộc, do vậy hàng ngày người sống vẫn ra thăm mả, quét dọn sạch sẽ và mang cơm nước cho người đã khuất. Ảnh: Thái Bana
Không khí náo nhiệt của lễ hội Pơ Thi càng đẩy lên đỉnh điểm với nhiều kịch tính khi xuất hiện những chàng trai ở trần từ trong rừng chạy ra, thân thể phủ đầy bùn đất. Ảnh: Thái Bana
Trong hình dáng và những kiểu đi “khác người” của những hồn ma, họ như những trụ tượng sống tượng trưng cho hồn người chết về vui chơi múa xoang cùng mọi người trước khi chia tay vĩnh viễn. Đến như những bóng ma, họ cũng nhanh chóng biến mất vào màn đêm như chưa từng hiện diện.
Anh Khang, người thường đắp Ma Bùn cho hay: "Để hóa trang giống các hồn ma, anh phải đi lựa những màu bùn thật đẹp, rồi trộn chúng lại với nhau, sau đó bôi lên người. Hóa trang thành Ma Bùn cho trẻ em nhằm gợi lại những lễ hội ngày xưa cha ông hay làm". Ảnh: Thái Bana
Theo quan niệm của người Jarai, sau khi lễ Bỏ Mả kết thúc, mọi thứ thuộc về ma, người chết được bỏ đi, không còn ý nghĩa gì với người sống. Sau khi làm lễ Bỏ Mả thì linh hồn người chết mới rời khỏi thế giới người sống về với tổ tiên, để từ đó theo vòng luân hồi đầu thai trở lại trong thế hệ con cháu, đảm bảo tính thống nhất của cộng đồng gia tộc. Do vậy, có thể nói cộng đồng trong tâm thức người Jarai không chỉ bao gồm những người đang sống mà cả những người đã chết. Ảnh: Thái Bana
Mục đích của lễ Pơ Thi không chỉ nhằm giải quyết mối tương quan giữa con người với xã hội, với thế giới hữu hình mà còn giữa con người với thế giới vô hình qua việc tiễn đưa các vong hồn về với cội nguồn. Xét về phương diện tín ngưỡng cũng như tập tục về tang lễ, lễ Bỏ Mả của người Jarai ở Gia Lai là một hình thức đoạn tang hay mãn tang, nhưng ở góc độ văn hóa lại là một cuộc trình diễn lớn, đỉnh cao của những hoạt động văn hóa truyền thống mang tính tổng hợp các loại hình nghệ thuật dân gian. Ảnh: Thái Bana
Theo vtc.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai