Độc đáo Tết hoa mào gà của người Cống bản Lả Chà
Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp bởi vậy mà tổ tiên người Cống tổ chức Tết hoa mào gà với mong muốn đón điều tốt đẹp, rực rỡ như hoa.
Trong suốt những ngày Tết, phụ nữ Cống mặc các bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, cùng nhau hái về những bông hoa mào gà đẹp nhất rồi họ tết hoa thành những vòng đội đầu, trang trí nhà cửa, bản làng.
Chị Lò Thị Phưn, người dân bản Lả Chà cho biết: Chuẩn bị đón Tết hoa, phụ nữ trong bản Lả Chà sẽ cùng nhau đi chọn những bông hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất để trang trí nhà cửa, đường vào bản, nhà văn hóa và làm vòng hoa đội đầu cho các cháu nhỏ. Nhiều người còn tỉ mẩn làm vòng tay, vòng cổ bằng hoa mào gà.
Người chủ trì nghi lễ quan trọng trong lễ cúng Tết hoa của người Cống Lả Chà là ông Lù Văn Chanh - người có uy tín được dân bản Lả Chà kính trọng, tin tưởng. Việc chuẩn bị mâm cúng được ông Lù Văn Chanh dành nhiều tâm sức chọn lựa sản vật do bà con dân chuẩn bị.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Lù Văn Chanh cho biết: Hầu như nhà nào cũng đem đồ lễ đến, nhiều đồ lễ giống nhau cho nên tôi phải chọn lựa mỗi đồ một ít sao cho đủ đại diện cho các gia đình và nông sản hằng ngày mà bà con dân bản Lả Chà làm ra. Như thế vừa thể hiện lòng thành vừa trọn vẹn mong muốn của mọi người với cha ông, tổ tiên với lời cảm tạ: “Cảm ơn ông cha, trời đất đã phù hộ cho người Cống bản Lả Chà một năm nhiều sức khỏe; sản xuất được mùa, nuôi trồng con vật đều nhanh chóng lớn; cuộc sống người Cống bản Lả Chà đã vơi bớt khó khăn…”!
Đợi khi ông Lù Văn Chanh hoàn thành lễ cúng, người dân bản Lả Chà sẽ cùng nhau tay trong tay hát những bài hát truyền thống của dân tộc. Thanh niên, trẻ nhỏ cùng tham gia các trò chơi dân gian như: kéo co, cà kheo, cù quay... Tiếng hát tiếng cười của người già, trẻ nhỏ trong những ngày Tết hoa luôn vang rộn cả núi rừng.
Người Cống là 1 trong 6 dân tộc sinh sống trên địa bàn xã Pa Tần. Ở bản Lả Chà, người Cống sống tập trung với 82 hộ, hơn 400 nhân khẩu. Đời sống tinh thần của người Cống bản Lả Chà khá phong phú với nhiều nghi lễ, trong đó Tết hoa là nghi lễ độc đáo và quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Cống.
Tết hoa được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội của người Cống, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc người dân tộc Cống bản Lả Chà nói riêng và người Cống ở tỉnh Điện Biên nói chung.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai