Độc đáo đình và lễ hội làng Miêng Hạ (Hà Nội)
Đình Miêng Hạ được xây dựng vào đời Lê, niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44 (1783). Kiến trúc của đình mô phỏng theo hình chữ “Công”, gồm tòa đại bái nối với hậu cung bằng một gian ống muống, xung quanh là hệ thống tường bao. Nghi môn xây kiểu trụ biểu đèn lồng. Tòa đại bái rộng 5 gian 2 chái, mái chảy lợp ngói ri, bốn góc là 4 đầu đao cong, bờ nóc đắp hình rồng chầu nguyệt. Trước cửa là đôi nghê đá và đôi rồng đá được tạo tác vào thời Lê. Các bộ vì của đại bái được làm theo lối kẻ truyền và bẩy hiên. Các mảng chạm khắc tinh xảo được thể hiện bằng phương pháp chạm lộng, bong kênh với các đề tài rồng, phượng, hoa cúc, mai. Bên trong hậu cung bài trí các đồ tế tự có niên đại thời Lê như hương án, kiệu bát cống, long ngai... Đình Miêng Hạ đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993.
Hội làng Miêng Hạ trước kia còn được biết đến là hội pháo, được tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được khai mở bằng tiếng pháo lệnh do ông trùm của giáp đăng cai đốt sau khi gõ 3 hồi trống. Sau khi nghe tiếng pháo lệnh, các giáp từ đền Thạch, đền Đông, đền Thượng rước kiệu về tập trung tại đình. Mỗi đình rước 2 kiệu, trong đó có 1 kiệu rước cây bông được làm bằng 36 thanh tre vót tròn, xung quanh quấn giấy màu. Sau lễ tế yến lộ thiên, pháo của các giáp thi nhau đốt tạo nên âm thanh tượng trưng cho tiếng sấm, ánh chớp báo hiệu những cơn mưa giúp mùa màng tốt tươi.
Ngày nay, Lễ hội làng Miêng Hạ không còn màn đốt pháo mà chủ yếu diễn trò “ội ại”, còn gọi là trò “cướp nõ xé bông”, được bắt nguồn từ một phong tục cổ tại xã Dị Nậu (huyện Thạch Thất). Trò này diễn ra vào lúc nửa đêm của ngày cuối hội. Sau khi làm lễ tạ, mọi đèn đóm trong đình đều được tắt, 6 cây bông của 6 giáp sẽ được buộc lại, ròng lên giữa thượng lương đình rồi thả cho rơi xuống. Các trai đinh cùng hô “ội ại” rồi lao vào cướp cây bông xuống, lấy nõ tre và mang về đền của giáp mình dâng lên thổ thần. Theo quan niệm, giáp nào cướp được 3 nõ sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới. Trò “ội ại” nói lên niềm mong cầu của người dân về âm dương hòa hợp, vạn vật sinh sôi, vật thịnh dân an... Đến nay, đây vẫn là trò vui không thể thiếu trong ngày hội làng Miêng Hạ.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024