Đặc sắc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình 2024
Đây là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất tỉnh Hòa Bình và trở thành nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về của người Mường Hòa Bình gồm 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động.
Đây cũng là dịp để đồng bào người Mường Hòa Bình giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng, thể hiện lòng thành kính tạ ơn trời đất.
Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng - lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình, gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh của người Việt cổ.
Đây là lễ hội dân gian, là hoạt động mang tính cộng đồng, gắn với truyền thuyết Quốc Mẫu Hoàng Bà - thân mẫu của Đức Thánh Tản, người có công gây dựng mảnh đất Mường.
Lễ hội là sự khởi đầu của một năm mới, là dịp để người dân Mường tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh; là nơi để con người cầu mong cho bản làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển.
Nhiều món ẩm thực độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Mường Hòa Bình được trưng bày tại Lễ hội.
Lễ hội có nhiều hoạt động ấn tượng: Phần lễ tổ chức nghi lễ cúng thổ công, thổ địa, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng và rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng lễ khai mạc với màn trình tấu chiêng Mường của hơn 500 nghệ nhân.
Phần hội đặc sắc với các nội dung: thi trình diễn trang phục dân tộc Mường; trưng bày trại văn hóa, ẩm thực; thi đấu các môn thể thao dân tộc: bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy và tranh cúp bóng chuyền Khai hạ năm 2024.
Lễ hội xuống đồng gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước mong một năm mùa màng bội thu.
Bên cạnh đó là 11 hoạt động trình diễn gồm: trình diễn bản âm, xéc bùa, nghề dệt thổ cẩm dân tộc, làm bánh, cơm lam và các trò chơi dân gian đánh mảng, cướp cờ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo, đánh đu, cầu bập bênh, ném còn...
Tại lễ hội còn có các gian trưng bày nông sản, tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm OCOP, văn hóa, du lịch của các địa phương trong tỉnh.
Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 15-17/2 (tức từ ngày 6-8 tháng giêng, năm Giáp Thìn).
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024