Phát huy giá trị lễ hội đền Trần trong phát triển kinh tế - xã hội
Hưng Hà là vùng đất “Địa linh, nhân kiệt”, vùng đất thiêng với bề dày truyền thống văn hóa, văn hiến, yêu nước và cách mạng, nơi hội tụ linh khí đất trời, phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần - một vương triều hùng mạnh bậc nhất trong các triều đại phong kiến Việt Nam, một triều đại gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy oanh liệt, hiển hách, lẫy lừng, một triều đại oai hùng với những tiền nhân kiệt xuất, “sinh vi tướng, tử vi thần”, từng có công khai sáng, làm rạng danh non sông đất nước. Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông nhà Trần và các vua đầu triều Trần (Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông); đồng thời, đây cũng là nơi có các đền, miếu linh thiêng thờ các vị vua đầu triều Trần, các hoàng hậu, thái hậu, vương phi, công chúa cùng nhiều tướng soái tài ba, nhân vật kiệt xuất trong lịch sử. Chính vì thế mà những năm gần đây đền Trần đã có hàng chục vạn người từ khắp nơi về dâng hương, tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị vua triều Trần.
Ông Bùi Hồng Thái, phường Cổ Nhuế, thành phố Hà Nội cho biết: Đền Trần là một trong những địa điểm du xuân nổi tiếng ở Thái Bình nói riêng, miền Bắc nói chung. Đây không chỉ là nơi để chúng tôi tỏ lòng tri ân công lao các vị vua triều Trần trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn là cơ hội để mỗi người dân thêm hiểu, thêm tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi khi đến đây, tôi thấy dâng lên một cảm xúc thiêng liêng để khi ra về cảm thấy trong lòng thanh thản với niềm tin một năm mới may mắn, thành công.
Không chỉ bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử đền Trần, lễ hội đền Trần còn là cơ hội để địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế thông qua các hoạt động dịch vụ thương mại. Hiện tại, xã Tiến Đức có hơn 200 hộ kinh doanh dịch vụ với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và biếu tặng của nhân dân. Trong thời gian diễn ra lễ hội, lượng du khách sẽ tăng lên, nhu cầu sử dụng các dịch vụ sẽ cao hơn, qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây.
Bà Nguyễn Thị Sửu, xã Tiến Đức cho biết: Tôi bán hàng tại đền Trần đến nay đã hơn 10 năm, chủ yếu là bánh cáy, kẹo lạc vì đây đều là những đặc sản của Thái Bình nên thu hút lượng khách hàng lớn. Mỗi mùa lễ hội chúng tôi có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng.
Ông Hoàng Đình Nhưng, Chủ tịch UBND xã Tiến Đức cho biết: Nhờ có lễ hội đền Trần mà đời sống nhân dân được nâng cao, quê hương ngày càng khởi sắc. Năm 2023, kinh tế của xã tăng 10,92%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 66,9 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,93%. Trong thời gian tới, chúng tôi định hướng xây dựng sản phẩm kẹo lạc và một số sản phẩm nông nghiệp của xã trở thành sản phẩm đặc thù với mong muốn quảng bá những sản phẩm của địa phương đến du khách, từng bước góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Đường vào đền Trần được đầu tư nâng cấp tạo thuận lợi cho du khách đến tham quan, chiêm bái.Các gian hàng được bố trí gọn gàng, khoa học.
Những năm qua, huyện Hưng Hà đã tập trung đầu tư hạ tầng du lịch, hình thành các tuyến du lịch gắn với các di tích trọng điểm, kết hợp xây dựng các sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng. Đồng thời, tăng cường quảng bá, liên kết, hợp tác phát triển du lịch; đẩy mạnh xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí... Bên cạnh đó, gắn du lịch Hưng Hà với du lịch của tỉnh, của vùng miền và cả nước; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, tạo ấn tượng tốt đẹp với du khách; kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các di tích..., sớm đưa Hưng Hà trở thành trọng điểm du lịch của tỉnh.
Ông Đinh Bá Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hưng Hà đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, mục tiêu cụ thể, phấn đấu giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 lượng khách du lịch tăng bình quân 10 - 15%/năm; xây dựng 2 - 3 tuyến, tour du lịch gắn với các khu, cụm di tích lịch sử văn hóa, khu du lịch trọng điểm trong và ngoài huyện; mỗi điểm du lịch văn hóa tâm linh và các điểm du lịch khác trong huyện có một tổ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách tham quan. Đây sẽ là điều kiện để quảng bá hình ảnh và nâng tầm lễ hội, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Lễ hội đền Trần là nơi diễn ra các nghi lễ tâm linh, các trò chơi, trò diễn dân gian. Đây là dịp để các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đồng bào, du khách thập phương tề tựu về mảnh đất linh thiêng, thắp nén tâm nhang tưởng niệm và tri ân các vị vua triều Trần. Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa thời Trần, biến hào khí Đông A lẫy lừng của vương triều Trần thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng Hưng Hà ngày càng phát triển, giàu đẹp, văn minh.
Trong phát triển du lịch tại Thái Bình, loại hình du lịch tâm linh, đặc biệt gắn với các lễ hội truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có nhiều tiềm năng khai thác. Đối với lễ hội đền Trần, việc tổ chức lễ hội không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tâm linh của các tầng lớp nhân dân mà rất nhiều hoạt động phong phú diễn ra trong lễ hội góp phần bảo lưu truyền thống và mang nét khác biệt luôn thu hút rất đông nhân dân địa phương, du khách thập phương tìm hiểu, khám phá trong các ngày diễn ra lễ hội. Thời gian tới, xu thế du lịch tâm linh sẽ tiếp tục phát triển. Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân, tin tưởng lễ hội đền Trần tại Thái Bình sẽ luôn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh đối với du khách trong và ngoài nước. Ông Trần Bá Phúc (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh) |
Thanh Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024