Đặc sắc lễ hội Ninh Bình
Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá
Đình Cam Giá (phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) là nơi thờ các vị: Thừa tướng Lã Gia, quận công Lê Trung Nghĩa, Câu Mang Đại vương và các vị thần khác. Vào ngày 12 tháng Mười hằng năm, tại đây diễn ra lễ hội Kỳ Phúc với phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm: Lễ cáo yết, lễ cầu an, lễ dâng hương và lễ tất. Phần hội gồm nhiều trò vui như múa rồng, múa lân, kéo co, cờ người...
Nét đặc sắc nhất của lễ hội Kỳ Phúc là hội thi đâm xôi độc đáo. Theo đó, vào tối hôm trước lễ hội (ngày 11 tháng Mười), người dân các xóm sẽ tập trung tại điếm làng (nay là nhà văn hóa) để tổ chức nấu và đâm xôi. Sau khi đâm xôi cho nhuyễn, người ta đơm vào hai mâm lễ, bên trên là thủ lợn để dâng cúng tại đình làng vào sáng 12 tháng Mười. Ban tổ chức sẽ trao thưởng cho các xóm có mâm xôi đâm ngon nhất. Sau đó, xôi, thịt được chia đều cho các gia đình để mọi người, mọi nhà luôn gặp may mắn.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ
Đền Nguyễn Công Trứ là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, thuộc địa bàn xã Quang Thiện (huyện Kim Sơn). Lễ hội đền được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Mười một hằng năm để ghi nhớ công ơn và tưởng niệm ngày mất của Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ - người có công chiêu dân, khai hoang lấn biển, lập nên huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Trong lễ hội, nhân dân các làng xã thuộc huyện Kim Sơn đều tham gia dâng hương tại đền, không phân biệt tôn giáo. Phần hội có trò chơi đua thuyền trên sông Vạc mang nét đặc trưng của lễ hội cư dân vùng đồng bằng ven biển. Ngoài ra còn có thi hát ca trù - loại hình nghệ thuật truyền thống có lịch sử phát triển gắn với công lao của Nguyễn Công Trứ.
Lễ hội đền La
Lễ hội đền La diễn ra vào ngày 13 đến 15 tháng Giêng hằng năm tại ngôi đền cùng tên nằm trên địa bàn thôn La Phù (xã Yên Thành, huyện Yên Mô) nhằm tưởng nhớ hai vị vua thời hậu Trần là Giản Định Đế và Trùng Quang Đế. Phần lễ trong lễ hội đền La gồm lễ rước vòng quanh đền, lễ dâng hương và lễ tế. Phần hội gồm các trò chơi: Đánh cờ, đánh đu, kéo chữ... Đặc biệt, trong lễ hội có tục dâng xôi Vựng nhằm tri ân công ơn của các bậc tiền nhân. Xôi Vựng được thổi bằng loại gạo nếp trắng thơm ngon và là đặc sản của vùng đất này. Trước khi đồ xôi, gạo nếp được vo, ngâm bằng nước giếng Me của thôn Thượng Phường. Nguồn nước nơi đây nổi tiếng tinh khiết nên khi thổi xôi sẽ dẻo, thơm. Nhiều thôn khác cũng lấy nước ở giếng Me để thổi xôi làm lễ vật và thể hiện tấm lòng thành kính dâng Thánh.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn