Quà tết
Năm nào cũng vậy, cứ đến giáp Tết Nguyên đán là em tôi lại gửi quà lên Thành phố cho vợ chồng tôi ăn Tết. Quà tết thì nhiều người thường gửi là vật dùng, là thực phẩm, là gạo các loại hoặc quần áo, là chai rượu, bánh chưng và kẹo. Còn các nhà giàu hoặc ở thành thị thì quà là rượu ngoại, kẹo ngon... hoặc các loại cây cảnh (giỏ phong lan, cây quất thế, cây đào lâu năm....)
Còn quà của em tôi ở quê thì đặc biệt lắm. Đó là món Cua - Mọc và vài bơ gạo nếp cái hoa vàng, một quả gấc chín. Để có món quà này thì năm nào cũng vậy, em tôi phải dành ra một sào đất loại tốt để trồng lúa nếp. Loại lúa ngon thường dùng vào ngày giỗ và tết hoặc làm quà biếu. Vì vậy, phải chọn giống lúa kỹ càng, chăm bón thường xuyên mới có được loại nếp cái hoa vàng thổi xôi thơm phức, làm được rượu là loại rượu ngon có tiếng. Còn gấc thì em tôi trồng ở gần bụi tre, khi hết vụ lại cắt đi tận gốc chăm bón vào sau đó nảy chồi đâm lộc lớn lên nảy hoa kết quả, giáp tết là có gấc ăn. Nhà nông vất vả lắm, một nắng hai sương, làm việc hết ngày. Nếu thời tiết mưa thuận gió hòa thì được mùa, còn gặp phải thời tiết xấu mưa bão thì dễ mất mùa, đời sống gặp khó khăn. Để có gạo nếp vào ngày giỗ, tết và làm quà, vợ chồng em tôi phải có dự phòng vụ nọ qua vụ kia để thóc nếp vào chum đậy kín khi đưa đi xát hạt vẫn giòn. Vì vậy không tết nào dù mất mùa gia đình vẫn có gạo nếp để thổi xôi gấc cúng tổ tiên.
Món cua - mọc là món ăn truyền thống của quê hương tôi có từ lâu đời. Món ăn này không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền. Đó là món ăn rất ngon và được làm công phu. Gói cua thường dùng là thịt lợn nạc mông được giã hoặc xay như giò, dùng lòng đỏ trứng gà với gia giảm: nước mắm, hạt tiêu bắc, thảo mộc, mì chính gói hình con cua quấn dây vào, đem luộc hoặc chưng cách thủy. Còn mọc thì gói hình vuông quấn dây chữ thập, với nguyên liệu là thịt nạc ba chỉ lẫn mỡ giã không kỹ còn miếng cùng với trứng gà cả lòng đỏ lòng trắng với gia giảm: hành, hạt tiêu, mắm rồi đem luộc hoặc chưng cách thủy.
Công việc nhà nông bận mải ngoài trồng trọt còn chăn nuôi con gà, con lợn để tăng thêm thu nhập, nhưng năm nào em tôi đến 28 tháng chạp cũng vẫn gói cua - mọc để gửi cho tôi ở thành phố, mặc dù em tôi biết tôi cũng gói được cua - mọc để cúng tổ tiên. Tôi hiểu vì sao em tôi tết nào cũng có món quà như vậy. Đó là món quà tình nghĩa của quê hương, của tổ tiên được cúng vào vào ngày Tết ở quê tôi.
Đinh Hồng
(Thành phố Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Cách làm thịt bò sốt tiêu đen thơm ngon, mềm mọng 17.05.2024 | 13:01 PM
- Việt Nam xác lập 6 Kỷ lục thế giới mới về ẩm thực, đặc sản 26.08.2022 | 11:19 AM
- Làm nama chocolate cho lễ tình nhân 10.02.2022 | 08:43 AM
- Cách làm làm bánh hình than tổ ong lạ mắt 19.07.2021 | 09:46 AM
- Cách làm món salad miến cá hồi đậm đà cho bữa trưa 17.07.2021 | 09:22 AM
- 3 công thức đơn giản làm kem cuộn tại nhà 16.07.2021 | 09:58 AM
- Mì xào giòn sốt xì dầu cho bữa sáng 15.07.2021 | 09:29 AM
- Món bánh ngọt làm khó cả đầu bếp chuyên nghiệp 15.07.2021 | 09:30 AM
- Cách bảo quản rau củ tươi lâu và những mẹo nấu ăn hữu ích 14.07.2021 | 08:16 AM
- Cách làm cocktail chanh bạc hà 13.07.2021 | 08:12 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh