Thành phố Thái Bình: Đô thị khang trang, hiện đại
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định, một trong các khâu đột phá là xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị văn minh, hiện đại. Để hiện thực hóa mục tiêu này, những năm qua, Thành ủy, UBND thành phố đã phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tập trung rà soát, lập, điều chỉnh đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch chuyên ngành, định hướng quy hoạch, phát triển các khu vực công viên, cây xanh, không gian xanh trong các đồ án quy hoạch chi tiết các phường, khu đô thị (KĐT). Không gian đô thị được mở rộng về nhiều hướng với việc xây dựng các KĐT hiện đại, đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật. Đã hoàn thành quy hoạch xây dựng thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; lập, hoàn thành 10 đồ án quy hoạch phân khu, 88 đồ án quy hoạch chi tiết để thực hiện các dự án KĐT, khu dân cư mới, các khu tái định cư phục vụ chỉnh trang đô thị và tạo quỹ đất đấu giá như KĐT Dragon City, Hoàng Diệu, Kiến Giang, Hoàng Văn Thái, KĐT mới xã Vũ Phúc, xã Vũ Đông... Sự hiện diện của các KĐT mới không chỉ góp phần tích cực giải quyết căn bản nhu cầu nhà ở của người dân, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nên những không gian sống tốt hơn.
Cùng với những dự án, công trình quy mô thì một trong những đột phá tạo dấu ấn của đô thị hiện đại là các công trình giao thông. Trong giai đoạn vừa qua, với hàng loạt các công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác, không chỉ nâng cao năng lực giao thông của thành phố mà còn trở thành điểm nhấn về kiến trúc, cảnh quan, mở rộng không gian đô thị, là niềm tự hào của người dân thành phố như đường vành đai phía Nam, Võ Nguyên Giáp, Kỳ Đồng, Lê Quý Đôn, Trần Phú, cầu vượt sông Trà Lý... Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng đồng bộ, đưa diện mạo đô thị thành phố thay đổi rõ nét. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố ước đạt 2.349 tỷ đồng cho 215 danh mục công trình, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 170 công trình. Ngoài ra, việc chỉnh trang làm đẹp đô thị cũng được quan tâm bằng việc đầu tư khớp nối các tuyến đường, hạ tầng khu dân cư, hệ thống cấp thoát nước, vỉa hè, cây xanh, điện chiếu sáng góp phần làm cho bức tranh đô thị ngày càng xanh, sạch, đẹp và văn minh hơn. Cùng với đó, hạ tầng văn hóa - xã hội được chú trọng đầu tư tương xứng với những điểm nhấn đáng chú ý như các công trình văn hóa Quảng trường Thái Bình, Đền thờ Bác Hồ, Tượng đài Bác Hồ với nông dân Việt Nam, Đền thờ Liệt sĩ tỉnh. Nhiều khu vui chơi giải trí, dịch vụ, thương mại như công viên nước, công viên Lê Quý Đôn, trung tâm thương mại Vincom, khách sạn Dream Thái Bình... cho thấy sự phát triển nhanh chóng của thành phố. Cùng với kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ nhờ sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, thành phố. Các khu công nghiệp Sông Trà, Gia Lễ, cụm công nghiệp Phong Phú... được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, mặt bằng sạch tạo điều kiện thuận lợi thu hút một số doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước vào thực hiện đầu tư. Đến nay, toàn bộ các tuyến đường phố chính của thành phố, các công viên và khu vực công cộng trên địa bàn thành phố được đầu tư trồng cây xanh, thảm cỏ. Tỷ lệ đất cây xanh đô thị đạt 7,45m2/người; đã trồng mới 6.200 cây xanh, diện tích đất quy hoạch cây xanh tăng 114,1ha, đạt bình quân 9,41m2/người, tăng 0,7m2 so với năm 2015; tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải hàng năm đạt trên 95%; 100% tuyến phố chính có hệ thống chiếu sáng công cộng.
Chăm sóc hoa trên tuyến phố Lê Lợi (thành phố Thái Bình).
Quá trình đô thị hóa không chỉ mở rộng, phát triển các khu vực phát triển mới theo quy hoạch mà còn thúc đẩy quá trình tái thiết đô thị, cải tạo, chỉnh trang khu vực nội thành, vì vậy thành phố đang tích cực cơ cấu lại không gian kinh tế - xã hội, tổ chức sắp xếp lại các phân khu chức năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị... theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển. Tiếp tục phát triển đồng bộ các KĐT mới theo tiêu chuẩn hiện đại, văn minh; triển khai xây dựng các đô thị vệ tinh gắn với xử lý tốt hơn những vấn đề về nhà ở, xử lý chất thải và bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thành phố sẽ huy động mọi nguồn lực, tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung làm cơ sở để đẩy nhanh tiến trình xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị thông minh.
Minh Nguyệt
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai