Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng hữu cơ
Là địa phương có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp, những năm qua dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, nông nghiệp, nông thôn luôn được quan tâm, nhiều nghị quyết, đề án về phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới được ban hành và phát huy hiệu quả thiết thực. Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp được đẩy mạnh, triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, chính sách hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất, gắn với chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; đồng thời tích cực thâm canh, mở rộng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2015 - 2020, tăng bình quân toàn ngành đạt 2,5%/năm; thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển khá, chất lượng tăng trưởng có tính bền vững, tạo tiền đề vững chắc để nền kinh tế tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, ngành Nông nghiệp vẫn còn trong tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, quy mô nông hộ là chính, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hiệu quả sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và nền kinh tế còn rất thấp.
Trước những vấn đề trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX xác định một trong những mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025: Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có giá trị và chất lượng theo nhu cầu của thị trường. Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp. Căn cứ điều kiện cụ thể, nhất là những lợi thế của địa phương cụ thể hóa thành những chương trình, đề án để triển khai thực hiện phù hợp, hiệu quả. Định hướng phát triển nông nghiệp thời gian tới tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm nâng cao giá trị gia tăng, bền vững, lấy thị trường làm cơ sở để định hướng sản xuất, tham gia tích cực vào chuỗi giá trị trong nước và toàn cầu. Tiếp tục mở rộng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo chuỗi liên kết; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có tính mới, tính đột phá, sáng tạo cao; trong đó, về trồng trọt, đến năm 2025 giữ ổn định diện tích lúa 58.000ha; tiếp tục chuyển 17.980ha vùng đất lúa chân cao, vàn cao sang làm chuyên màu, cây ăn quả, dược liệu, hoặc một vụ lúa nhiều vụ màu, để có 17.000ha đất chuyên màu, 14.000ha cây ăn quả; mở rộng diện tích cây vụ đông lên 45.000ha, hình thành các vùng sản xuất tập trung cây màu có quy mô lớn. Trong chăn nuôi, phấn đấu đến năm 2025, các xã đều có vùng chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học, toàn tỉnh có trên 1.000 trang trại chăn nuôi quy mô lớn; đàn lợn 1,2 triệu con, đàn gia cầm 14,5 triệu con, đàn trâu, bò 180.000 con. Về thủy sản, tập trung phát triển nuôi tôm nước lợ thâm canh, siêu thâm canh; phát triển nuôi cá lồng trên sông; quy hoạch chuyển đổi vùng úng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản nước ngọt.
Ông Đinh Vĩnh Thụy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Giai đoạn 2020 - 2025, ngành Nông nghiệp sẽ tập trung chỉ đạo quy hoạch, quy vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phù hợp với khả năng, nguồn lực đầu tư và phương thức sản xuất của các chủ thể tham gia sản xuất. Cụ thể, sẽ quy hoạch hình thành ba vùng sản xuất: vùng ưu tiên cho nông dân sản xuất theo kiểu nông hộ, trong cánh đồng mẫu lớn, có sự hỗ trợ và hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn theo các chương trình khuyến nông; vùng sản xuất hàng hóa dành cho những người nông dân có khả năng về vốn, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất, có khát vọng vươn lên làm giàu, tổ chức sản xuất theo kiểu trang trại với quy mô dưới 50ha, làm vệ tinh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp; vùng sản xuất hàng hóa liên thôn, liên xã, thu hút các doanh nghiệp vào thuê đất, hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc nhận góp cổ phần bằng đất, để tổ chức sản xuất quy mô lớn, mức độ tập trung cao, theo phương thức công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, làm đầu tàu trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngành cũng sẽ quan tâm chỉ đạo và có chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư kết cấu hạ tầng và giải quyết các điều kiện thiết yếu cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là nhân tố quan trọng bảo đảm và thúc đẩy tiến trình xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả bền vững. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa của tỉnh, đầu tư tập trung cho xây dựng và quảng bá thương hiệu các mặt hàng nông sản Thái Bình, trước hết là các thương hiệu gạo chất lượng cao (nếp làng Keo, gạo thơm Thái Bình, gạo Japonica), lúa giống, mít giai vàng, hồng xiêm, hành, tỏi, lợn giống, lợn sữa...
Mục tiêu đến năm 2025 mở rộng diện tích cây vụ đông lên 45.000ha.
Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng hữu cơ là chủ trương đúng đắn và phù hợp với xu thế hiện nay, vì vậy rất cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, tạo bước đột phá thúc đẩy phát triển nông nghiệp một cách bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai