Ngày mới ở Hưng Hà
Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, cơn bão số 8 đã gây thiệt hại nặng nề về cơ sở hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, trường học, sản xuất vụ đông… Toàn huyện có 7.143 gia đình bị ảnh hưởng, trong đó 17 nhà bán kiên cố bị đổ, 7.126 nhà bị tốc mái; 3 phòng học sập đổ, 134 phòng tốc mái; gẫy, đổ 170 cột điện trung và cao, hạ thế, đứt 10.520 m dây điện, hư hỏng 1 trạm biến áp; 7 trạm thông tin liên lạc hư hại; 5.257 ha hoa màu bị thiệt hại, trong đó giảm sản lượng trên 70% là 2.599 ha, giảm từ 10-70% gần 1.700 ha… Tổng thiệt hại ước là 200 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Chuyên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trước thiệt hại do bão gây ra, ngay sau khi bão tan, sáng sớm ngày 29/10 các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã đi kiểm tra tình hình ở các xã, thị trấn; đồng thời Ban chỉ huy PCLB huyện họp khẩn để bàn, thống nhất các giải pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, ngành, xã, thị trấn thực hiện khắc phục hậu quả của bão số 8. Cụ thể, UBND xã, thị trấn huy động tối đa lực lượng để khắc phục trường học, trạm y tế, giúp đỡ các gia đình bị tốc mái, sập đổ dựng lại nhà cửa; HTXDVNN tổ chức khơi thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm dầu, điện tiêu úng. Phòng Công Thương kiểm tra, giải tỏa các chướng ngại vật trên các tuyến đường bảo đảm được thông suốt; đồng thời phối hợp với ngành giáo dục, y tế, điện lực bảo đảm an toàn các lớp học, trạm y tế, doanh nghiệp trước khi hoạt động trở lại…
Ông Vũ Anh Tú, Giám đốc Xí nghiệp khai thác thủy lợi Hưng Hà cho biết: Ngay sáng ngày 29/10, đã huy động 100% CNVC-LĐ đi xuống các hệ thống sông, trạm bơm do Xí nghiệp quản lý để giải phóng dòng chảy như cây cối, bèo bồng, rơm rạ trôi dạt trên sông; đồng thời mở hết các cống đập nội đồng và cống dưới đê để tiêu; đến tối ngày 29/10 cả 3 trạm bơm lớn là Tịnh Xuyên, Hà Thanh, Minh Tân đã có điện để vận hành chống úng cho cây màu vụ đông, với diện tích trên 800 ha; hiện toàn bộ hệ thống các sông, ngòi ở Hưng Hà đã được tiêu kiệt nước. Ông Vũ Văn Hạnh, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện cho biết: Sau khi thực hiện các biện pháp chống úng, chăm sóc cho cây vụ đông, đến nay các loại cây trồng có thể phục hồi được vẫn cơ bản sinh trưởng và phát triển khá; hơn 900 ha bí, dưa chỉ thiệt hại khoảng 30%, trong đó dưa đã thu hoạch được gần 70%; đậu tương thiệt hại khoảng 10%, còn lại đang sinh trưởng bình thường; cây ngô nhiều diện tích đã vào mẩy hiện bà con nông dân đang tập trung thu hoạch, những diện tích bị đổ đã được dựng lại chăm sóc; đặc biệt xã Hồng Minh đang bán ngô với giá 950 đồng/ kg bao gồm cả cây và bắp, mỗi sào đạt giá trị từ 1,2 – 1,3 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Là, thôn Phú Nha, xã Hồng Minh cho biết: Gia đình trồng được 3,5 sào ngô ngoài bãi, bão đã làm đổ rạp toàn bộ, nhưng ngô đã vào mẩy nên vẫn cho thu hoạch, năng suất đạt trên 1 tạ/ sào; không chỉ riêng gia đình nhà tôi, tất cả các hộ gieo trồng ngô ở đây đều có thu hoạch, năng suất chỉ giảm chút ít, hiện các hộ đang khẩn trương thu hoạch để gieo trồng tiếp vụ mới.
Mặc dù Hưng Hà có 134 phòng học bị tốc mái và 3 phòng bị đổ, nhưng chỉ sau bão 1 ngày toàn bộ các trường học đã hoạt động trở lại bình thường, không có trường nào bị gián đoạn việc dạy và học; các trường chưa sửa xong được bố trí học thay ca, hoặc bố trí địa điểm phù hợp để học.
Cũng như ngành giáo dục, ngành điện đã khắc phục nhanh chóng hậu quả để phục vụ kịp thời việc chống úng cho cây vụ đông, cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất trở lại và điện sinh hoạt cho người dân. Ông Bùi Công Thanh, Giám đốc điện lực Hưng Hà cho biết: Bão số 8 đã làm 15 đường dây điện cao, trung thế bị sự cố, do đó toàn huyện đều bị mất điện; với sự nỗ lực của ngành điện, đến trưa ngày 29/10 các cơ quan, bệnh viện đã có điện trở lại; 30/10 cấp điện trở lại cho 20/35 xã, thị trấn và đến ngày 4/11 các xã, thị trấn đã có điện đến hộ dân…
Để đánh giá chính xác về thiệt hại, hiện Hưng Hà đã tổ chức 6 đoàn do các đồng chí trưởng phòng Nông nghiệp &PTNT, Công thương, Giáo dục, Thanh tra…trực tiếp xuống xã, thị trấn đến từng hộ gia đình, trường học, cánh đồng… bị thiệt hại để giám sát, kiểm tra việc thống kê của cơ sở.
Bài, ảnh: Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai