Thái Bình nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế Kỳ cuối: Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh
Mỹ là một trong những thị trường khó tính nhất thế giới bởi nhiều quy định rất khắt khe về tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu và hàng rào thương mại. Chính vì vậy, mặc dù đây là thị trường đầy tiềm năng nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn chưa thể tiếp cận, khai thác được. Là 1 trong 15 DN trên địa bàn tỉnh có hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh (cụm công nghiệp Mê Linh, huyện Đông Hưng) thực sự là DN rất năng động. Mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Công ty vẫn duy trì ổn định. Riêng trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty đạt 630.000 USD, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Vũ Duy Hân, Tổng giám đốc Công ty cho biết: Để thâm nhập vào thị trường Mỹ, DN phải có thương hiệu, năng lực cạnh tranh của DN cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm phải đủ mạnh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thị hiếu, thói quen tiêu dùng, hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ cũng rất quan trọng. Những điều đó thời gian qua chúng tôi được các sở, ngành của tỉnh hỗ trợ rất nhiều nên phát huy được những lợi thế của DN.
Không riêng Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh, các DN trên địa bàn tỉnh đều được các sở, ngành hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cấp DN và sản phẩm.
Ông Trần Huy Quân, Giám đốc Sở Công Thương - cơ quan thường trực Ban Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh cho biết: Chỉ tính riêng năm 2020, các sở, ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức hàng chục hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ hỗ trợ DN về nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận thị trường nước ngoài, phổ biến quy tắc xuất xứ, tuyên truyền, phổ biến các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và tập huấn khai báo thông tin hồ sơ đề nghị cấp C/O cho các DN xuất khẩu; xây dựng và áp dụng ISO, chuyển đổi số trong DN... Ngoài ra, các sở, ngành chức năng cũng hỗ trợ, tài trợ cho các DN trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; thực hiện đề án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của DN Thái Bình giai đoạn 2014 - 2020.
Công ty TNHH Liên Hạnh (cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư) đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc tự động hóa phục vụ sản xuất bắt kịp xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường
Để giúp các DN phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường: thị trường hàng hóa tiêu dùng, thị trường dịch vụ, thị trường tài chính - vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động, thị trường logistics và các thị trường dịch vụ khác.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 26 ngân hàng, 8 chi nhánh cấp huyện, 93 phòng giao dịch, 45 quỹ tín dụng nhân dân, 285 điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội và 1 sàn chứng khoán đáp ứng nhu cầu tài chính, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của người dân, DN. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ các DN tiếp cận vốn, hỗ trợ cho vay khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hết năm 2020, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 64.445 tỷ đồng.
Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư
5 năm qua, chương trình việc làm của tỉnh được triển khai hiệu quả đã góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ tiến trình hội nhập. Riêng năm 2020, toàn tỉnh tuyển sinh dạy nghề cho 35.100 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 56,5%. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương, DN thực hiện tốt quy định của pháp luật về lao động, các giải pháp phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thành lập và duy trì sàn giao dịch việc làm.
Ông Lê Văn Côn, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thái Bình cho biết: Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm đã kết nối tốt nhu cầu tuyển dụng của các DN với nhu cầu việc làm của người lao động. Trên cơ sở nhu cầu của các DN, chúng tôi tham mưu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng, tránh dư thừa. Năm 2020, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho 32.600 lao động.
Bên cạnh việc công khai quy hoạch, danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cho các DN có dự án trong Khu kinh tế Thái Bình, các khu, cụm công nghiệp. Đây thực sự là cú hích tạo làn sóng đầu tư vào tỉnh, trong đó có những tập đoàn kinh tế lớn đã và đang nghiên cứu đầu tư vào Thái Bình.
Ông Phạm Tùng Lâm, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh cho biết: Các DN lớn vào hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp đồng nghĩa mang đến Thái Bình những mô hình quản trị mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh và cơ hội hợp tác đầu tư cho các DN trong tỉnh, tạo ra chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế.
Năm 2020 và 4 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh thu hút được 48 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm gần 7.000 tỷ đồng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai xúc tiến đầu tư, thu hút nhiều dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản thực phẩm đã thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Sản xuất tại Công ty Cổ phần Dịch vụ dầu khí Thái Bình.
Hưởng trái ngọt hội nhập
Công tác hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện hiệu quả góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Ngay cả trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh vẫn tăng 3,23%; tổng giá trị sản xuất tăng 1,8% so với năm 2019. 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 12,38%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 23.511 tỷ đồng, tăng 9,6%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 509 triệu USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020. Những kết quả đó cho thấy nền kinh tế của tỉnh đang phát triển trên nền tảng bền vững để có bước đi dài và hội nhập kinh tế quốc tế thành công trong thời gian tới.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai