Thành phố Thái Bình Phát huy vai trò đầu tàu về công nghiệp
Thành phố Thái Bình có lợi thế lớn về hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng về giao thông, điện, nước sạch, thông tin liên lạc. Cùng với đó là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa. Hiện tại, trên địa bàn Thành phố có 4 khu công nghiệp (KCN) tập trung với tổng diện tích đất quy hoạch là 565ha. Không chỉ sẵn sàng về mặt bằng, các KCN tại Thành phố còn được quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật khá đồng bộ. Điển hình như KCN Phúc Khánh đã đầu tư xây dựng hạ tầng trên 215 tỷ đồng, KCN Nguyễn Đức Cảnh đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khoảng 193 tỷ đồng, KCN Sông Trà mặc dù mới công bố quy hoạch chi tiết nhưng nhà đầu tư là Công ty cổ phần TBS đã cam kết đầu tư cho hạ tầng 550 tỷ đồng, hiện đã thực hiện gần 300 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, thời gian qua Thành phố còn chủ động quy hoạch 2 cụm công nghiệp tập trung là Phong Phú và Trần Lãm với tổng diện tích đất hơn 87ha nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các nhà sản xuất. Hiện tại, cả 2 cụm CN nói trên đều đang tích cực được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nhất là hạ tầng về giao thông, sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải và triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn II.
Cùng với hạ tầng công nghiệp, Thành phố cũng là nơi có hệ thống hạ tầng thương mại, dịch vụ sôi động và hiện đại. Trong đó có 3 khu dịch vụ thương mại đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch gồm: Khu dịch vụ thương mại phía Bắc đường Kỳ Đồng rộng gần 5.000m2 giao cho 4 doanh nghiệp đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật; khu dịch vụ thương mại phía Nam đường Kỳ Đồng rộng gần 8.000m2 đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và khu dịch vụ thương mại phường Hoàng Diệu rộng 34.566m2 hiện có 10 doanh nghiệp được chấp thuận đầu tư với diện tích đất đăng ký gần 17.000m2. Khu vực trung tâm đã hình thành 3 trung tâm thương mại và 6 siêu thị đang hoạt động và 3 dự án đang triển khai xây dựng. Ngoài ra còn có 15 chợ các loại, trong đó 9 chợ được Nhà nước đầu tư xây dựng và 6 chợ xây dựng theo hình thức xã hội hóa.
Nhờ có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kết hợp với cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư nên Thành phố thu hút ngày càng đông các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến hợp tác đầu tư. Năm 2012, Thành phố có 290 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 16% so với năm 2011, đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố lên 1.773 doanh nghiệp (chiếm gần 50% số doanh nghiệp toàn tỉnh) với tổng số vốn đăng ký đạt gần 6.000 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực sản xuất có 253 doanh nghiệp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ có 1.520 doanh nghiệp. Hiện tại, các doanh nghiệp đang giải quyết việc làm cho khoảng 46.000 lao động.
Năm 2012, mặc dù chịu tác động kép của suy thoái kinh tế toàn cầu và cơn bão số 8 nhưng giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp- xây dựng của Thành phố vẫn đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,76% so với năm 2011 và chiếm 32,6% tổng GTSX công nghiệp - xây dựng toàn tỉnh; giá trị sản xuất ngành TM - DV đạt 2.137 tỷ đồng, tăng 13,42% và chiếm 33,2% tổng GTSX TM - DV toàn tỉnh. Đặc biệt, các doanh nghiệp còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 584 tỷ đồng, chiếm gần 70% tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố năm 2012.
Để tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu về công nghiệp và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại II, thời gian tới Thành phố chủ trương làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính; chỉ đạo quyết liệt việc giải phóng mặt bằng, không để dự án chờ mặt bằng; huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế, chú trọng hạ tầng giao thông, hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại. Tạo mọi điều kiện về thủ tục để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhất là vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thu hút các nhà đầu tư và tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, đối thoại để nắm bắt kịp thời và tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Năm 2013 này, Thành phố phấn đấu thành lập mới từ 200 - 300 doanh nghiệp; tổng GTSX công nghiệp - xây dựng đạt 5.669 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2012; GTSX TM - DV đạt 2.485 tỷ đồng, tăng 16,3%, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm lên gần 600 triệu USD.
Bài, ảnh: Vũ Mạnh
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai