Trồng dưa trong nhà màng - 1 vốn 4 lời
Kể lại những ngày đầu trồng dưa mà bà con cho là mô hình “độc, lạ” này anh Thái cho biết: Gia đình vốn làm nông nghiệp có 1,5 mẫu cấy lúa, trồng dưa theo phương thức truyền thống nhưng hiệu quả không cao nên tôi muốn tìm một mô hình trồng cây gì cho phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Con trai tôi làm ở Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có giới thiệu về mô hình trồng dưa trong nhà màng đang phát triển mạnh cho hiệu quả gấp 3 - 4 lần phương thức trồng dưa truyền thống nên tôi quyết định phát triển sản xuất theo hướng này. Hai vợ chồng gom góp toàn bộ vốn liếng được 700 triệu đồng xây dựng nhà màng, đầu tư trang thiết bị để trồng dưa chuột và dưa lưới. Ban đầu cũng lo lắm vì mình bỏ ra số tiền lớn, không biết đến bao giờ mới thu hồi vốn, rồi tiêu thụ sản phẩm ở đâu? Nhưng rồi hai vợ chồng bảo nhau phải quyết tâm, phải thay đổi, phải sản xuất theo hướng mới thì mới có thể thành công.
Theo anh Thái, trồng dưa trong nhà màng có nhiều ưu điểm đó là quản lý cây trồng dễ dàng, thuận tiện; hạn chế tối đa côn trùng, sâu bệnh hại xâm nhập cũng như khắc phục các yếu tố bất thuận của thời tiết. Từ đó giúp giảm chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra nông sản sạch, bảo đảm sức khỏe cho người trồng và người tiêu dùng. Trên diện tích 1.500m2 nhà màng, anh Thái trồng 1.000 gốc dưa chuột và 2.000 gốc dưa lưới. Toàn bộ đất, phân bón hữu cơ, nguồn nước tưới được xử lý, quản lý theo đúng quy trình kỹ thuật bảo đảm an toàn, tạo nguồn dưỡng chất dồi dào để dưa sinh trưởng, phát triển tốt. Cùng với đó, gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, mỗi gốc có 1 ống tưới nước giúp cây trồng hấp thu tối đa dưỡng chất đồng thời hạn chế thất thoát nước. Hệ thống tưới nước được cài đặt và điều khiển tự động qua điện thoại thông minh, giúp anh Thái có thể tưới cho cây trồng ở bất cứ đâu, điều chỉnh lượng nước phù hợp, tiết kiệm nhân công, chi phí sản xuất.
Cũng theo anh Thái khi trồng dưa trong nhà màng, người trồng phải nắm chắc, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng và chăm sóc, hàng ngày thăm vườn, theo dõi diễn biến của thời tiết để điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật, chăm bón cho phù hợp. Khi dưa ra hoa chủ động thụ phấn, mỗi cây dưa lưới thường đậu 4 - 5 quả, tuy nhiên chỉ giữ lại 1 quả để phát triển tốt nhất. Cây dưa cũng ưa đất lạ nên sau mỗi vụ trồng phải đảo đất, nếu vụ này trồng trong bầu thì vụ sau sẽ trồng trên luống dưa sẽ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình gieo trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín nên 5 năm qua vườn dưa của gia đình sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao. Mỗi năm, anh Thái trồng 3 vụ dưa, mỗi vụ cho thu hoạch 4 tấn dưa lưới, 2 tấn dưa chuột. Sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, an toàn, dưa thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Ngoài ra, anh còn ký được hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các siêu thị ở Hà Nội với giá ổn định nên việc sản xuất rất thuận lợi. Mỗi năm, gia đình thu nhập 300 triệu đồng từ trồng dưa, sau khi trừ 20% chi phí sản xuất thu lãi 240 triệu đồng.
Anh Thái chia sẻ thêm: Theo tôi trồng dưa trong nhà màng không khó, khó là nguồn vốn đầu tư lớn nên mong muốn được các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ cho vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất; đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, tiến đến đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Tôi cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ về kỹ thuật cho các nông dân có nhu cầu trồng dưa trong nhà màng để cùng nhau làm giàu, đồng thời tạo ra chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Mô hình trồng dưa trong nhà màng của gia đình anh Nguyễn Thái ở xã Bình Định (Kiến Xương).
Vừa qua, đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã đến thăm và đánh giá rất cao sự năng động, sáng tạo, tinh thần dám nghĩ dám làm của anh Nguyễn Thái trong ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; gia đình không đơn thuần sản xuất nông nghiệp mà đang làm kinh tế nông nghiệp, thực hiện được quy trình sản xuất khép kín, có thị trường tiêu thụ và đặc biệt tạo ra sản phẩm sạch, mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là cơ hội giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ tiên tiến, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất để phát triển nông nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Mạnh Cường - Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai