Hội Làm vườn Hoàng Diệu Góp phần phát triển kinh tế VAC
Đến thăm mô hình VAC của gia đình ông Vũ Đình Văn, chi hội 21, là một trong những điển hình làm kinh tế. Ông Văn cho biết: Gia đình ông nuôi cá cảnh từ năm 2005. Những năm đầu gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm, cá chết nhiều, thu nhập bấp bênh. Năm 2012, bão số 8 gây thiệt hại nặng nề, gia đình ông mất trắng 25 tráng cá giống, thiệt hại hơn 40 triệu đồng. Được sự hỗ trợ của các hội viên về con giống, gia đình ông dần khôi phục lại sản xuất. Hiện tại, trung bình mỗi tuần xuất bán 6.000 con, thu về trên 3 triệu đồng. Thêm vào đó, ông kết hợp nuôi 9 tổ ong mật và trồng 50 gốc đào cho thu nhập lên tới 200 triệu đồng/năm.
Hiện nay, gia đình ông Văn nuôi hơn 20 loại cá cảnh, số lượng 9 - 10 nghìn con. Những năm tới, gia đình ông dự định đào 3 sào ao, nuôi thêm một số loại cá quý, cho giá trị thu nhập cao: tài phát, la hán, huyết long, hắc long, phúc lộc thọ... Giống như ông Văn, mô hình chăn nuôi của gia đình ông Phạm Đình Phiếm ở chi hội 14 cũng là mô hình kinh tế điểm của Hội.
Năm 2010, được sự hỗ trợ của Hội Làm vườn, ông Phiếm quyết định đầu tư 26 triệu đồng mua 5 con lợn rừng gây giống. Ban đầu, do thiếu kinh nghiệm nên lợn chậm lớn, dịch bệnh chết 2 con. Không nản lòng, ông học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc lợn rừng qua truyền hình, sách báo, áp dụng khéo léo vào đàn lợn nuôi tại nhà cho thu nhập 60 triệu đồng. Từ những kinh nghiệm học được ông tiếp tục nhân giống, đến nay tổng đàn lợn của gia đình ông có gần 30 con, cho thu nhập bình quân mỗi năm trên 100 triệu đồng. Không riêng mô hình của ông Văn và ông Phiếm mà còn rất nhiều gia đình hội viên làm vườn có thu nhập cao nhờ việc chú trọng trồng các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao như: đào, quất, hoa tươi…
Ông Trần Chình, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn phường Hoàng Diệu cho biết: Những năm qua, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế như tổ chức 22 buổi chuyển giao KHKT, thu hút 1.230 lượt người tham gia; trong đó, chú trọng hướng dẫn: trồng hoa, cây cảnh (6 lớp), nuôi lợn, nuôi cá nước ngọt (4 lớp), sử dụng thuốc trừ sâu (2 lớp). Tổ chức 12 buổi hội thảo kỹ thuật chăm sóc ong mật, 8 buổi nuôi cá cảnh. Hàng quý, các chi hội duy trì thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật theo mùa vụ, học tập, nêu gương mô hình làm kinh tế giỏi; xây dựng hội, phát triển hội viên, tạo vốn quỹ...
Ngoài ra, Hội còn kết hợp với Hội Nông dân đứng ra tín chấp vay 3.680 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội cho 286 lượt hội viên đầu tư phát triển VAC. Phối hợp với Hợp tác xã, Hội Phụ nữ, Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi học tập trao đổi kinh nghiệm. Các chi hội, các hội viên đã giúp nhau với số tiền là 120,8 triệu đồng cho 137 người vay; giúp 650 ngày công, 4.015 cây giống, 6.850 con giống không lấy lãi, hỗ trợ 12 đàn ong mật. Đến nay, 9/9 chi hội có quỹ với số tiền trung bình trên 17 triệu đồng. Nhờ việc áp dụng KHKT và có những cách làm đúng hướng, những năm qua chăn nuôi ở Hoàng Diệu phát triển về cả số lượng và chất lượng, toàn phường có 8 trang trại chăn nuôi lợn; tổng đàn gia súc có 2.798 con, lượng xuất chuồng 376 tấn/năm; gia cầm có 47.560 con. Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mô hình VAC còn thu hút đáng kể lao động nông nhàn ở mọi lứa tuổi, cải tạo môi trường sống góp phần xây dựng Thành phố xanh - sạch - đẹp.
Ngoài việc giúp nhau phát triển kinh tế, Hội Làm vườn Hoàng Diệu còn làm tốt công tác xã hội như thăm hỏi hội viên khi ốm đau, tổ chức các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, tổ chức các chuyến thăm quan, giao lưu học hỏi mô hình VAC điển hình trong và ngoài tỉnh. Ông Chình cho biết thêm: Những năm tới, Hội tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân làm giàu từ mô hình VAC, mở rộng hội viên, xây dựng hội vững mạnh. Chú trọng thâm canh, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, phấn đấu kinh tế VAC chiếm tỷ trọng 65 - 70% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Để làm được điều này, Hội Làm vườn phường Hoàng Diệu mong muốn được sự quan tâm và đầu tư hơn nữa về vốn, cây, con giống, kỹ thuật và nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm để hội viên yên tâm phát triển sản xuất. Xây dựng các điểm giới thiệu sản phẩm nhằm quảng bá và bán các nông sản từ mô hình VAC cho khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Bài, ảnh: Bích Liễu
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai