Tiền Hải: Đa dạng mô hình phát triển kinh tế của nông dân
Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tiền Hải cho biết: Hiện nay, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện trên 27.800ha, giá trị sản xuất ngành trồng trọt ước đạt trên 1.000 tỷ đồng; sản xuất ngành chăn nuôi ước đạt trên 800 tỷ đồng; diện tích nuôi trồng thủy sản trên 5.100ha, giá trị ước đạt trên 1.800 tỷ đồng. Toàn huyện có 23 trang trại quy mô vừa và lớn và 1 hợp tác xã chăn nuôi tổng hợp. Các làng nghề tiếp tục được duy trì và phát triển với những sản phẩm như: móc sợi, mây tre đan, làm nón, dệt chiếu... góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Để tạo điều kiện cho hội viên phát triển đa dạng mô hình kinh tế nông nghiệp, các cấp hội đã chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức trên 300 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 29.500 hội viên tham dự. Cùng với đó, triển khai tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả tích cực. Hội nông dân các cấp đã hướng dẫn cán bộ, hội viên khai thác tính hữu dụng của smartphone xây dựng fanpage, nhóm zalo để triển khai công việc và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Thông qua các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, giúp các tổ hợp tác, hợp tác xã, hội viên nông dân quảng bá rộng rãi hàng hóa nông sản, cập nhật kịp thời về giá cả thị trường, hướng dẫn kỹ thuật. Ngoài ra, các cấp hội nông dân huyện cũng tín chấp với các ngân hàng, tăng cường các nguồn vốn cho gần 10.000 lượt hội viên vay trên 639 tỷ đồng để phát triển sản xuất. Nhờ đó ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả của nông dân trên địa bàn huyện.
Sau khi không thành công với mô hình nuôi lợn thịt do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi, hội viên nông dân Phan Văn Quang, xã Đông Xuyên đã mạnh dạn chuyển đổi sang phát triển mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm. Ông Quang chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu nuôi ốc nhồi từ năm 2020 với 4 ao có tổng diện tích trên 3.000m2. Khi bắt tay vào làm, tôi gặp rất nhiều khó khăn do ít kinh nghiệm; thời tiết thay đổi, môi trường nuôi chưa bảo đảm khiến ốc chết nhiều. Qua 2 vụ nuôi ốc, tôi bị thiệt hại khoảng 65 triệu đồng. Hiện tại, với sự đồng hành của hội nông dân, mô hình của gia đình đã ổn định và được công nhận sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Trong năm 2023, tôi xuất bán sản phẩm cho nhiều nhà hàng trong khu vực miền Bắc hơn 2 tấn ốc nhồi, thu lãi trên 100 triệu đồng.
Mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm của hội viên nông dân Phan Văn Quang, xã Đông Xuyên.
Còn với hội viên nông dân Nguyễn Đốc Ngữ, xã Đông Cơ vốn quen với nghề đi biển nên anh rất am hiểu về các loại cá. Khi được Hội Nông dân xã tạo điều kiện, anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất cấy lúa nằm trong vùng úng trũng rộng 4ha để đào ao nuôi cá.
“Nhận thấy việc nuôi cá đối thuần nước ngọt có hiệu quả kinh tế cao, tôi đã liên hệ nhiều nơi để mua giống, nuôi thử trên 1ha. Mặc dù tôi chỉ thả cá giống 1 lần nhưng thu hoạch được cá thương phẩm trong 2 năm. Gia đình chủ yếu bán cá theo đơn hàng với sản lượng khoảng 2 tấn/năm” - anh Ngữ chia sẻ.
Không chỉ làm giàu từ nuôi cá, anh còn có thêm nguồn thu từ vườn cây ăn quả. Theo anh Ngữ, mỗi năm gia đình thu lãi khoảng 300 triệu đồng từ mô hình sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội Nông dân huyện Tiền Hải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn hội viên phát triển mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả, tập trung vào đối tượng là các nhóm hộ tham gia sản xuất cùng một mặt hàng và vay vốn thông qua tổ chức hội. Vận động hội viên nông dân tham gia các hình thức hợp tác, phát triển nghề, làng nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm tại chỗ. Tăng cường liên kết “5 nhà”, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, dạy nghề, vay vốn. Tiếp tục hướng dẫn hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng thương hiệu sản phẩm đạt chuẩn OCOP. Cùng với đó, đẩy mạnh thực hiện phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển chăn nuôi tập trung.
Nguyễn Triệu
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Tập trung thực hiện hiệu quả chương trình đèn điện “Thắp sáng đường quê” và tích tụ, tập trung đất đai 08.11.2023 | 20:14 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật