Hỗ trợ nông dân tích tụ ruộng đất
Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Thời gian qua, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức quán triệt, phổ biến kịp thời, đầy đủ các nội dung Nghị quyết số 29/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai, mua máy cấy, hệ thống thiết bị sấy phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND, ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về ban hành quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2028 đến cán bộ, hội viên nông dân trong tỉnh. Cùng với đó, Hội Nông dân tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình, mô hình hiệu quả của cán bộ, hội viên nông dân trong tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Những năm qua, các cấp hội nông dân đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tích cực tham gia tích tụ, tập trung đất đai gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tổ chức hội đã phối hợp hướng dẫn hội viên hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thẩm định hồ sơ bảo đảm đúng đối tượng, kịp thời, hiệu quả. Từ khi triển khai thực hiện các nghị quyết, diện tích đất đai tích tụ, tập trung tại các địa phương trong tỉnh tăng lên đáng kể. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, liên kết sản xuất được đẩy mạnh, góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đem lại hiệu quả cao. Đến tháng 7/2023, toàn tỉnh có trên 1.920 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai với tổng diện tích tích tụ, tập trung trong sản xuất trồng trọt trên 8.045ha. Năm 2023, các cấp hội nông dân đã xây dựng được 120 mô hình dân vận khéo về tích tụ ruộng đất với 98 mô hình của tập thể và 22 mô hình của cá nhân. Việc tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả về kinh tế, giảm chi phí đầu vào nhờ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất trên diện tích lớn.
Năm 2012, nhờ được chính quyền địa phương, Hội Nông dân xã tạo điều kiện, hỗ trợ, anh Bùi Văn Trắc, xã Việt Thuận (Vũ Thư) mạnh dạn thuê, mượn lại 0,1ha đất cấy lúa kém hiệu quả, ruộng hoang của bà con để đầu tư xây dựng trang trại nuôi gà và lợn thịt. Sau khi chăn nuôi gặp khó khăn do dịch bệnh, anh Trắc quyết tâm tích tụ ruộng đất để sản xuất lúa.
Anh Trắc chia sẻ: Mỗi năm tôi lại thuê, mượn được thêm đất ruộng của bà con để mở rộng diện tích cấy lúa. Đến nay, tôi đang có khoảng 10ha cấy các giống lúa. Để nâng cao năng suất, giảm công lao động, cuối năm 2019, tôi đầu tư trên 300 triệu đồng làm lò sấy thóc với công suất tối đa 18 tấn/mẻ. Năm 2022, tôi tiếp tục đầu tư gần 1 tỷ đồng để mua mới các loại máy phục vụ sản xuất. Hiện tại, gia đình tôi đang vận hành 1 máy gặt loại lớn, 2 máy làm đất và 2 máy cấy. Nhờ tích tụ được nhiều ruộng đất và ứng dụng khoa học kỹ thuật nên việc sản xuất lúa đạt hiệu quả cao.
Thành công với 2 vụ lúa trong năm 2023, sau khi trừ các khoản chi phí, anh Trắc thu lãi 300 triệu đồng. Tính riêng vụ xuân năm nay, gia đình anh thu hoạch được 70 tấn thóc. Cùng với đó, anh còn tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và lao động thời vụ với mức thu nhập khoảng 7 triệu đồng/ người/tháng.
Còn với anh Nguyễn Hữu Lâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ), dù chỉ mới tham gia tích tụ ruộng đất hơn 2 năm trở lại đây nhưng anh đã tích tụ được 36ha ruộng của 3 xã: An Hiệp, An Thái, An Cầu để sản xuất nông nghiệp. Theo anh Lâm, trước đây bà con bỏ ruộng nhiều, cánh đồng hoang hóa lâu năm, cỏ mọc cao ngang đầu người. Việc sản xuất không dễ dàng nhưng anh Lâm vẫn mạnh dạn đầu tư với mong muốn “đánh thức” ruộng hoang.
Anh Lâm chia sẻ: Tôi đã đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để mua máy phục vụ sản xuất. Vì hầu hết đều là diện tích ruộng úng trũng nên tôi đầu tư khoảng 100 triệu đồng để đắp bờ cao, cải thiện hệ thống mương máng tưới, tiêu. Tôi chủ yếu cấy các giống lúa BC15 và TBR225. Trong vụ mùa năm 2023, tôi thu hoạch được 1,7 - 1,8 tạ thóc/sào. Trong thời gian tới, tôi mong muốn sẽ xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm dành cho các em học sinh tới tham quan, tìm hiểu về nông nghiệp.
Hội viên nông dân Nguyễn Hữu Lâm, xã An Đồng (Quỳnh Phụ) đầu tư đưa cơ giới hoá vào sản xuất.
Ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đồng cho biết: Năm 2018, phong trào tích tụ ruộng đất phát triển mạnh. Để hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất đai, Hội Nông dân xã đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền hỗ trợ các hộ để thuê, mượn diện tích đất không canh tác của bà con. Toàn xã hiện có 18 hội viên nông dân tham gia tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tích tụ là 141ha. Các hội viên phát triển đa dạng các mô hình với 10ha trồng cây sắn dây; 3ha trồng hoa cúc, cây hẹ; 10ha trồng các loại cây ngô, rau màu; 7ha trồng ấu và nuôi cá trên ao bán nổi. Cùng với đó, tháng 8/2023, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ hợp tác trồng cây dược liệu thôn Đào Xá thu hút 18 hộ gia đình tham gia trồng 3ha cây hòe và bước đầu cho hiệu quả tích cực.
Ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả phong trào tích tụ, tập trung ruộng đất trong hội viên, Hội Nông dân tỉnh đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh phù hợp với thực tế sản xuất giai đoạn hiện nay; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng, kênh mương, đường điện, kho bảo quản... nhằm đáp ứng yêu cầu của vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; có giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã đáp ứng yêu cầu hợp tác, liên kết sản xuất. Cùng với đó tiếp tục hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng sản phẩm OCOP, chứng nhận VietGAP, mã số vùng trồng và quảng bá, giới thiệu sản phẩm cho nông dân. Tiếp tục có chính sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng, đánh giá hiệu quả các mô hình giống cây trồng mới, có hiệu quả cao, phù hợp với nhu cầu thị trường để nhân rộng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất.
Nguyễn Triệu
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy