Việt Hùng Ứng phó nhanh với vi rút cúm H5N1 lưu hành trên gia cầm
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục phó Chi cục Thú y cho biết: Chi cục Thú y đã lấy mẫu dịch hầu, họng trên đàn gia cầm tại xã Việt Hùng để gửi lên Cơ quan Thú y vùng II xét nghiệm. Kết quả có 3 mẫu gia cầm dương tính với vi rút cúm H5N1 tại hộ chăn nuôi Phạm Thị Hương, Phạm Ngọc Lệnh, Nguyễn Thị Tính (ở các thôn Mỹ Lộc 1, Mỹ Lộc 2 và Mỹ Lộc 3). Gia cầm có sự lưu hành của vi rút cúm H5N1 trên là do các hộ mua giống lúc 1 ngày tuổi ở xã Hồng Việt, Bách Thuận (Vũ Thư) về nuôi đã được gần 20 ngày tuổi, sau đó đem đi các chợ để bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khác.
Ông Phan Văn Ban, Phó Chủ tịch UBND xã Việt Hùng cho biết: Việt Hùng phát triển chăn nuôi khá mạnh, cả xã có 1 trang trại và gần 100 gia trại; đàn gia cầm luôn giao động 14.000 con; tổng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt từ 30 - 35 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 45% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Ngoài phát triển chăn nuôi, Việt Hùng có 41 hộ chuyên giết mổ gia súc, gia cầm và 10 hộ buôn bán gia cầm. Do có tổng đàn gia cầm khá lớn và nhiều hộ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm nên mỗi khi đến thời điểm giao mùa nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong xã là rất cao. Tuy nhiên, do xã luôn chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nên những năm qua tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định. Điển hình là sự lưu hành của vi rút cúm H5N1 trên đàn gia cầm ở 3 hộ trong xã vừa qua, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã đã thực hiện nhiều giải pháp, ứng phó nhanh, có hiệu quả nên dịch cúm gia cầm đã không bùng phát.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Trưởng Ban chăn nuôi thú y xã cho biết: Đến ngày 26/3, Việt Hùng đã tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho 11.559 con gia cầm trong diện phải tiêm, trong đó gà 9.185 con, vịt 976 con, còn lại là ngan. Đồng thời tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng trong toàn xã, với tổng hóa chất tỉnh, huyện hỗ trợ là 84 kg; xã đang đề nghị cấp trên hỗ trợ tiếp 50 kg hóa chất để tiếp tục tiêu độc, khử trùng.
Ông Đàm Văn Mạnh, thôn Mỹ Lộc 2 cho biết, hộ gia đình ông thường xuyên nuôi từ 500 - 700 con gà giống, một năm nuôi từ 6 - 7 lứa; gà giống 1 ngày tuổi thường mua từ Hà Nội về, sau đó nuôi khoảng 1 tháng đem bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Mặc dù nuôi gà giống với số lượng lớn và thường xuyên biến động đàn, nhưng từ trước tới nay hộ gia đình ông Mạnh chưa để xảy ra dịch cúm gia cầm nguy hiểm. Ngay cả những thời điểm chăn nuôi an toàn, dịch bệnh ít xảy ra nhưng gia đình ông Mạnh vẫn thường xuyên thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tháng; ngoài ra gà giống khi nhập về nuôi đều được uống các loại vắc xin phòng, chống dịch bệnh. Chính vì vậy, khi có vi rút cúm gia cầm H5N1 lưu hành trên đàn gia cầm trong xã, song gần 700 con gà của hộ gia đình ông Mạnh vẫn an toàn, khỏe mạnh.
Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cấp bách khi có vi rút cúm H5N1 lưu hành trên đàn gia cầm, trước đó Việt Hùng đã thực hiện khá tốt việc tiêm vắc xin, tiêu độc, khử trùng và tổ chức ký cam kết tới các hộ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. Các hộ buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm đều thể hiện rõ sự quyết tâm tham gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cùng với chính quyền địa phương, bằng việc không vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật từ các vùng có dịch vào địa bàn xã; không giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch; phun hóa chất tiêu độc, khử trùng theo đúng hướng dẫn của ngành Thú y...
Cùng với các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm, Việt Hùng đã tập trung triển khai các biện pháp phòng, chống cúm H5N1 trên người. Việt Hùng đã chỉ đạo Trạm Y tế xã phối hợp với các tiểu ban phòng chống dịch bệnh ở các thôn để tổ chức theo dõi, giám sát và báo cáo tất cả các trường hợp có triệu chứng cúm H5N1. Nếu phát hiện có người nghi ngờ bị nhiễm sẽ cách ly và báo cáo khẩn cấp về Ban chỉ đạo của xã và Trung tâm Y tế huyện để có biện pháp xử lý kịp thời...
Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã đã yêu cầu tất cả các nhà hàng, quán ăn và nhân dân tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt gia cầm bị ốm và chết, không rõ nguồn gốc để tránh nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên Bình
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn