Quý I - Nhiều tin hiệu vui cho nền kinh tế
Dự báo những quý tiếp theo, tăng trưởng kinh tế sẽ khá hơn nhờ hiệu ứng các giải pháp hỗ trợ tổng cầu (tăng đầu tư bằng trái phiếu Chính phủ, giảm lãi suất…). Do vậy, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, triển vọng đạt mục tiêu 5,8% của năm 2014 trở nên sáng sủa hơn.
Tăng trưởng và sản xuất chuyển biến tích cực
Ủy ban Giám sát Tài chính cho biết, tăng trưởng GDP quý 1/2014 đạt 4,96%, cao hơn cùng kỳ hai năm trước (lần lượt ở mức 4,76% và 4,75%), nhờ sự phục hồi của khu vực nông, lâm, thủy sản và công nghiệp & xây dựng.
So với quý 1/2013, mức đóng góp của nông nghiệp đối với tăng trưởng đã tăng từ 0,31 lên 0,67 điểm % và ở mức cao hơn cùng kỳ các năm 2010-2013, một phần do sản xuất lúa gạo được mùa.
Nếu bóc tách yếu tố mùa vụ trong tăng trưởng GDP hàng quý cho thấy tăng trưởng đã liên tục tăng kể từ quý 2/2013 sau khi đã giảm liên tục từ quý 1/2011 và xu hướng này dự báo sẽ được duy trì trong 03 quý cuối năm 2014.
Chỉ số sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo vẫn tiếp tục xu hướng tăng nhanh hơn kể từ quý 2/2013.
Chỉ số PMI tháng 2/2014 thể hiện sự mở rộng sản xuất (trên ngưỡng 50) liên tiếp trong vòng 6 tháng qua: sản lượng liên tục tăng, tồn kho thành phẩm giảm mạnh và tiêu thụ hàng hóa đầu vào sản xuất tăng cao.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/3/2014, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị dành cho sản xuất tiếp tục xu hướng tăng kể từ tháng 9/2013 và tăng mạnh trong quý 1/2014: nhập khẩu máy móc thiết bị tăng 29,3%, xăng dầu tăng 29,6%, nguyên phụ liệu dệt may tăng 28,7%.
Khu vực tư nhân có xu hướng quay trở lại đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Theo điều tra của UBGSTCQG trong tháng 2/2014, 17% số hộ gia đình được hỏi có dự định đầu tư vào sản xuất, tăng so với mức 6% tại cuộc điều tra giữa năm 2013.
Xuất khẩu tiếp tục là động lực cho tăng trưởng
Trong quý 1/1014, Việt
Tình hình các doanh nghiệp cải thiện hơn với các chỉ số về khả năng trả nợ của khu vực doanh nghiệp đạt mức tốt nhất kể từ đầu năm 2012. Tỷ số thanh toán hiện thời và thanh toán nhanh và lãi vay đều được cải thiện đáng kể, tương ứng đạt 1,42 lần, 0,87 lần và 2,85 lần. Đòn bẩy tài chính (tỷ lệ nợ/tổng vốn) giảm về mức thấp nhất kể từ năm 2008 (59,79%); Hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện với ROA và ROE tăng tương ứng 5,1 và 2,3 điểm % so với năm 2012.
Nền tảng kinh tế đã ổn định hơn
Môi trường kinh tế vĩ mô được đánh giá ở mức ổn định, lạm phát kiểm soát ở mức thấp: CPI cuối quý 1/2014 chỉ tăng 0,8%2 so với cuối năm 2013 và 4,83% so cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 trở lại đây. Lạm phát loại trừ giá hàng lương thực thực phẩm (LTTP) đã giảm từ mức 9,6% vào cuối quý 1/2013 xuống còn 5,2% vào cuối quý 1/2014.
Lạm phát loại trừ yếu tố thời vụ (Loại trừ các mặt hàng điện, nước, xăng dầu, dịch vụ y tế và giáo dục) trong quý 1/2014 ở mức 3,43%, tăng so với mức 2,6% của quý 1/2013, cho thấy tổng cầu có chiều hướng tăng.
Lạm phát giảm tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất. Tính đến 23/3/2014, lãi suất huy động đã giảm 0,5-0,8 điểm % so với đầu năm đối với các kỳ hạn ngắn và giảm 0,2-0,5 điểm % đối với các kỳ hạn dài. Tình hình trên tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp. Mặc dù chênh lệch lãi suất nội tệ và ngoại tệ thu hẹp tỷ giá vẫn tiếp tục ổn định, cho thấy niềm tin vào đồng Việt
Hệ thống ngân hàng có nhiều chuyển biến với chất lượng tài sản của các TCTD được cải thiện, nợ xấu cơ bản đã được kiểm soát; thanh khoản của hệ thống khá tốt; lãi suất huy động, cho vay tiếp tục xu hướng giảm và huy động tiền gửi dân cư tiếp tục tăng khá.
Thu NSNN có triển vọng khá, thu nội địa tăng cao so với cùng kỳ nhờ khu vực doanh nghiệp được cải thiện. Lũy kế quý 1/2014, tổng thu cân đối NSNN đạt 195,07 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm, cao hơn so với cùng kỳ 2 năm trước. Trong đó, thu nội địa đã tăng 16,5% so với cùng kỳ, cao hơn số cùng kỳ các năm 2013 và 2012 lần lượt ở mức (-0,2%) và (-2,4%). Các khoản thu trong thu nội địa đều có mức tăng cao: thu từ khu vực DNNN (17,5%), thu từ khu vực ngoài quốc doanh (16,9%).
Kinh tế vĩ mô ổn định cùng với tình hình doanh nghiệp cải thiện giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước, thị trường chứng khoán khởi sắc:
Chỉ số CDS, phản ánh đánh giá của nhà đầu tư nước ngoài đối với mức độ rủi ro của TPCP, giảm từ khoảng 300 cuối quý 3/2013 xuống dưới 230 trong quý 1/2014.
Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tiếp ghi nhận những kỷ lục mới kể từ năm 2009 và được xếp vào thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới trong quý 1/2014. Tính đến 25/3/2014, chỉ số Vn-index đ 19% so với cuối năm 2013, lên mức cao nhất (601 điểm) kể từ tháng 11/2009.
Thị trường bất động sản phần nào nào có chuyển biến khá hơn với giá trị tồn kho giảm liên tiếp, tại cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo số liệu Bộ Xây Dựng, tính đến cuối tháng 2/2014, tổng giá trị tồn ko giảm 1,87% so với tháng 12/2013.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, vẫn còn những khó khăn thách thức mà nền kinh tế phải đối mặt như tổng cầu phục hồi chậm, tốc độ tăng tưởng kinh tế vẫn thấp so với tiềm năng.
Trong khi đó, khu vực nông nghiệp gặp khó khăn về đầu ra và giá, đặc biệt là mặt hàng gạo. Mặc dù sản xuất lúa gạo được mùa nhưng đầu ra cho cây lúa vẫn là thách thức, nhất là khi giá gạo xuất khẩu có thể chịu sức ép từ việc Thái Lan chấm dứt chương trình trợ giá lúa gạo và Trung Quốc có chủ trương tự túc lương thực.
Động lực tăng trưởng vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu thô) của khu vực này đã tăng 8,9% so cùng kì 2013, so với mức 2,8% của khu vực kinh tế trong nước.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia khuyến nghị, song song với việc thực hiện các giải pháp tái cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ tổng cầu của nền kinh tế, khai thông thị trường tiêu thụ hàng hóa cho sản xuất; hỗ trợ cho nông dân về giá nông sản; giảm lãi suất và tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư ngân sách và trái phiếu Chính Phủ.
Trên cơ sở lạm phát mục tiêu cả năm, cần chủ động điều tiết giá hàng hóa cơ bản, dịch vụ và tỷ giá cũng như điều tiết tổng cầu của nên kinh tế thông qua phối hợp chính sách tiền tệ - tài khóa một cách thích hợp để hướng tới mục tiêu lạm phát đã định.
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn