Thứ 7, 23/11/2024, 14:34[GMT+7]

Tái cơ cấu kinh tế phải gắn với tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh

Thứ 4, 23/07/2014 | 21:56:39
1,078 lượt xem
Tiếp tục chương trình làm việc của UBND tỉnh, sáng ngày 23/7, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, các đại biểu thảo luận và đóng góp ý kiến về dự thảo Ðề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020 (gọi tắt là Ðề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế); Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng, vận hành khu xử lý rác thải sinh hoạ

Đồng chí Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Ảnh: Thành Tâm

Ðối với Ðề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, đa phần các đại biểu cho rằng cần có sự đánh giá tổng quát từng lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, có như vậy mới nêu bật được những thành tựu nổi bật trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Ðối với các cơ chế, chính sách, các đại biểu đề nghị cần tập trung cụ thể vào một số ngành, lĩnh vực ưu tiên như: hỗ trợ máy nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ chế biến nông sản thực phẩm, hỗ trợ bảo quản nông sản…

Phát biểu kết luận, đồng chí Phạm Văn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tiếp thu ý kiến của các đại biểu, sớm chỉnh sửa trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HÐND tỉnh xem xét. Cụ thể: Ðối với Ðề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế, phần đánh giá tình hình phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế, Sở Kế hoạch và Ðầu tư phải xây dựng số liệu dự kiến đến hết năm 2015, tái cơ cấu kinh tế phải gắn với tăng trưởng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Giai đoạn 2015 - 2020 cần xây dựng và thành lập khu kinh tế ven biển, tạo động lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp khu vực ven biển với tốc độ cao và bền vững. Ðồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Ðầu tư nghiên cứu thêm các cơ chế, chính sách phát triển làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống và có sản phẩm rõ rệt. Trong cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp và xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa và thể thao, Sở Kế hoạch và Ðầu tư tham mưu với tỉnh xây dựng hướng dẫn chi tiết thực hiện, trong đó hướng trọng tâm vào một số đối tượng và mức hỗ trợ cụ thể.

Ðối với chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư xây dựng, vận hành khu xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn theo công nghệ lò đốt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất với việc xây dựng 2 phương án hỗ trợ kinh phí đầu tư mua lò đốt trong đó ưu tiên cho phương án đầu tư cho mặt bằng và lò đốt rác với tổng kinh phí 1 tỷ đồng, ngân sách tỉnh sẽ bố trí bình quân 150 triệu đồng cho 1 xã từ vốn sự nghiệp môi trường. Theo đó, nguồn thu cho xử lý rác gồm: thu từ xã hội hóa, ngân sách tỉnh hỗ trợ (150 triệu đồng) và ngân sách huyện, xã. Với quy mô lò đốt rác, các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, thị trấn tự lựa chọn, có thể là một xã hoặc liên xã. Ðối với Quyết định số 12/2012/QÐ-UBND ngày 2/8/2012 của UBND tỉnh ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2012 - 2015, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức vay tối đa không quá 70% tổng vốn đầu tư của dự án, mức lãi suất hỗ trợ theo trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm hiện hành và thời gian hưởng lãi suất hỗ trợ từ 3 - 5 năm.

Minh Hương

  • Từ khóa