Hiệu quả mô hình nuôi kiến trong vườn để bảo vệ cây trồng
Loài kiến được nuôi trong vườn là giống kiến vàng và đen. Kiến vàng ưa làm tổ trên cao, đặc tính khỏe, hung dữ, có khả năng tấn công các loại sâu bọ, côn trùng, kể cả sâu róm lông xù. Còn kiến đen lại làm tổ ở hốc cây. Chúng hoạt động chăm chỉ suốt ngày, sẵn sàng tấn công các loài côn trùng mà chúng phát hiện ra và món mà chúng thích là rệp sáp.
Kiến luôn chọn những nơi hoang sơ, rậm rạp để sinh sống. Cũng như các vật nuôi khác, phải có thức ăn thì mới giữ chân chúng ở lại trong vườn nhà lâu được. Tuy nhiên, việc nuôi kiến cũng dễ dàng bởi kiến có đặc tính thích sống trên các loại cây ra hoa để hút mật và bắt các loài sâu bọ, côn trùng tìm đến. Khi nuôi phải giăng dây tạo đường đi của kiến từ nhánh cây này sang nhánh cây khác để quá trình di chuyển giúp kiến phát hiện và tiêu diệt côn trùng gây hại. Kiến cũng giống như ong, chúng phát triển theo bầy đàn đông đúc rồi tự sinh ra kiến chúa và tách thành bầy đàn mới. Vì vậy cần phải giăng thêm dây, tăng thêm thức ăn để tạo điều kiện cho chúng di chuyển lập đàn mới.
Kiến sống trong môi trường phải thật yên tĩnh, tiếng động không quá lớn, hạn chế va chạm, rung lắc tổ kiến, tỉa cành, tạo tán phải cân đối vừa phải. Dây giăng cho kiến di chuyển phải chọn loại dây điện thoại, dây ni lông cũ rồi để ngoài trời, phơi nắng mưa vài tháng cho bớt mùi mới được giăng thì kiến mới chịu di chuyển và sinh sống lâu dài trên cây trồng để bảo vệ cây không bị sâu bệnh.
Ðiều đặc biệt là trong quá trình chăm sóc cây trồng, bà con nông dân không hề dùng đến thuốc bảo vệ thực vật nhưng cây trái trong vườn không bị sâu bệnh, không xảy ra dịch bệnh và năng suất cây trồng cao hơn nhiều so với cách chăm sóc thông thường. Do cây trồng không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên có rất nhiều côn trùng giun, dế, vi sinh vật sinh sống trong đất, làm đất luôn tơi xốp, giàu dưỡng chất giúp rễ cây phát triển mạnh và dễ hấp thụ phân bón. Cái lợi nhất là bà con nông dân sản xuất ra hoa quả an toàn, đồng thời tiết kiệm được chi phí mua thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc để bảo vệ cây trồng.
Lê Thị mỹ Bình
(64 Cần Vương, Quy Nhơn, Bình Ðịnh)
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai