Đông Hòa chuyển mình
Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2011, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt trên 52 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 11 tỷ đồng; sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt trên 31 tỷ đồng và thương mại - dịch vụ đạt trên 9,8 tỷ đồng. Đó là kết quả của việc cấp uỷ, chính quyền địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác phù hợp, lãnh đạo nhân dân thi đua phát huy nội lực, phát triển đa dạng các ngành, nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo sự tăng trưởng toàn diện.
Tuy diện tích đất nông nghiệp của xã không nhiều nhưng lại rất phù hợp với phát triển các loại cây cảnh, cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Theo ông Phạm Minh Đức- Chủ tịch UBND xã, thời gian qua xã rất chú trọng tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thường xuyên phối hợp với ngành chức năng để tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. Tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ và huy động từ nhân dân để từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; kiên cố hoá kênh mương, chủ động tưới tiêu; vận động nhân dân tích cực cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế vườn...
Trong những năm qua, xã đã xây dựng được hơn 2 km kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cấp, làm mới nhiều tuyến đường liên thôn, liên xóm bảo đảm cho việc đi lại và sản xuất của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân được vay vốn đầu tư phát triển kinh tế...
Từ năm 2000, nhiều hộ nông dân trong xã đã mạnh dạn đầu tư sang trồng cây quất cảnh, vải thiều kết hợp với chăn nuôi ở những diện tích cấy lúa kém hiệu quả. Đến nay, toàn xã có 576 hộ chuyển đổi với diện tích trên 264.000m2. Trong đó, diện tích ao trên 131.000m2 và diện tích đất vườn trên 133.000m2. Nhiều hộ gia đình thu nhập cao từ vùng chuyển đổi như gia đình anh Dương Văn Trung ở thôn Nam Cầu Nhân mỗi năm thu trên 100 triệu đồng; anh Nguyễn Xuân Kiều ở thôn Trung Nghĩa thu 150 triệu/năm; anh Hà Văn Hạnh thu 110 triệu đồng/năm...
Bên cạnh phát triển nông nghiệp, với sự năng động trong cơ chế thị trường, người dân Đông Hoà luôn ý thức tìm cách làm giàu chính đáng. Nhằm tạo bước chuyển biến mạnh trong lĩnh vực kinh tế, tăng nhanh sản phẩm hàng hoá, khai thác triệt để tiềm năng lao động để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, xã đã sử dụng tốt các nguồn kinh phí đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo đà cho các ngành nghề kinh tế phát triển. Hiện Đông Hoà có hai làng nghề dệt bao manh Hiệp Trung và Nam Cầu Nhân khá phát triển với 170 khung dệt, thu hút 650 lao động.
Ngoài ra, các phân xưởng máy may công nghiệp, doanh nghiệp tái chế bao bì, sản xuất mây tre đan, may gia công, các ngành nghề khác như xây dựng, mộc, nề, cơ khí, vận tải, chế biến nông sản - thực phẩm... cũng ngày một phát triển tạo việc làm và thu nhập khá ổn định cho hàng trăm lao động của địa phương. Điển hình như Công ty Dệt may Trường Sơn Thịnh ở thôn Cầu Nhân. Anh Vũ Duy Hân – Giám đốc công ty cho biết, cơ sở thành lập từ năm 2004 với vốn ban đầu là 1 tỷ đồng.
Được sự khuyến khích, tạo điều kiện của chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực vượt khó, nhạy bén trên thương trường của công ty, đến nay công ty đã phát triển với tổng số vốn điều lệ 1,9 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 300 lao động, mức lương trung bình 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra công ty còn tạo việc làm cho 150 lao động vệ tinh ở các huyện Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư.
Thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như duy trì tốt hoạt động làng nghề, đời sống của người dân xã Đông Hoà ngày càng phát triển. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của xã theo tiêu chí mới giảm còn 5,2%. Thu nhập bình quân theo đầu người của xã hiện đạt trên 8 triệu đồng/năm. Kinh tế cải thiện, cùng với đó các công trình hạ tầng phúc lợi được quan tâm xây dựng như đường làng trị giá 1,5 tỷ đồng, xây mới 12 phòng học, nhà hiệu bộ, sân trường với tổng giá trị trên 5 tỷ đồng, xây dựng trường mầm non khu trung tâm gần 5 tỷ đồng, cứng hoá kênh mương gần 600 triệu đồng... Mảnh đất thầm lặng ven đô đang từng ngày thay da đổi thịt với nghị lực vượt khó và khát khao vươn lên làm giàu của người nông dân vùng trũng. Diện mạo nông thôn mới cũng theo đó dần hiện lên trên quê hương Đông Hoà.
Ngọc Mai
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai