Dệt may trên đất lúa (Kỳ 2)
Kỳ 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Ông Phạm Ngọc Kế, Phó Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Công nghiệp 4.0 sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các ngành kinh tế, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng lớn có thể kể đến như ngành may mặc, điện tử... Đây vốn lại là ngành xuất khẩu chủ lực của tỉnh, thu hút hàng chục nghìn lao động nên chắc chắn sẽ gặp thách thức khi tự động hóa ngày càng gia tăng. Xu hướng phát triển của CMCN 4.0 là sử dụng robot và hệ thống thiết bị tự động hóa thay thế sức lao động của con người nên việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ bằng tay nghề sẽ không còn là lợi thế cạnh tranh. Mặt khác ở các nước phát triển với nguồn lực tài chính mạnh mẽ sẽ vận dụng và khai thác CMCN 4.0 trong sản xuất, kinh doanh ở ngành dệt may thì nguy cơ ngành dệt may sẽ chuyển ngược lại về các nước phát triển như Hàn Quốc, Mỹ, EU. Đây chính là cuộc chiến giữa con người và máy móc song nhìn chung ở góc độ quản lý nhà nước và doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất thờ ơ.
Chị Nguyễn Thị Diễm, xã Bắc Sơn (Hưng Hà) chia sẻ: Vợ chồng tôi cùng làm công nhân ở nhà máy may Đô Lương thuộc Tổng công ty Đức Giang với thu nhập ổn định khoảng hơn 10 triệu đồng/tháng. Với đồng lương này cộng với cấy gần mẫu lúa, chăn nuôi thêm ở nhà là vợ chồng tôi đã có cuộc sống dư giả. Tuy nhiên, nếu cuộc CMCN 4.0 phát triển mạnh tới một lúc nào đó không còn các nhà máy may ở vùng quê hoặc các công ty không còn cần tới tay nghề người lao động thì chúng tôi không biết phải xoay sở thế nào, dựa vào đâu để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học.
Điều lo lắng trên của công nhân là hoàn toàn có cơ sở bởi đơn cử như trước đây khi chưa áp dụng các loại máy móc điện tử hiện đại vào sản xuất thì 1 chuyền may có thể phải mất 6 người làm công đoạn dải vải hoặc cắt, bổ túi, dán túi, đính cúc, thùa khuyết thì nay 2 chuyền may chỉ cần 3 người làm những việc đó. Hay trong lĩnh vực dệt sợi, nhiều công đoạn tự động hóa ở một số nhà máy trên địa bàn tỉnh đã có số công nhân giảm đi nhiều so với trước đó.
Đơn cử như ở Công ty Cổ phần Damsan khi năm 2006 đầu tư nhà máy 1 có quy mô 3 vạn cọc sợi đã tuyển hơn 200 lao động vào làm nhưng nhà máy 3 được đầu tư cách đây hơn 1 năm quy mô 4 vạn cọc sợi thì số lượng công nhân cũng chỉ cần bằng nhà máy 1 nhưng lại sản xuất được 550 tấn sợi, cao hơn 200 tấn so với nhà máy 1. Như vậy, tính tự động của nhà máy sau cao hơn nhà máy trước, năng suất cao hơn và tiêu thụ điện năng thấp hơn khoảng 10%. Theo giải thích của lãnh đạo đơn vị này thì không thể cứ nói đến CMCN 4.0 là áp dụng ngay được mà việc đầu tư theo hướng hiện đại không phải vì các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mà cái chính là vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tức là đầu tư nhà máy ở giai đoạn nào thì phải đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại nhất giai đoạn đó để phù hợp với sản xuất.
Thực tế trong các doanh nghiệp may lớn hiện nay đều áp dụng máy móc vào nhiều công đoạn thay thế hoàn toàn con người như dải vải, cắt, bổ túi, dán túi, đính cúc.
Ông Trần Trọng Kim, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, Giám đốc Xí nghiệp May Thái Hà cho rằng: Việc phát triển công nghiệp 4.0 là tất yếu của xã hội, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp đầu tư ào ạt cùng một lúc sẽ gặp rất nhiều cái khó, trong đó đầu tiên là về tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh và chưa có đội ngũ để quản trị các thiết bị.
Lập trình máy cắt tự động trên hệ thống máy tính ở Xí nghiệp Veston Hưng Hà.
Việc áp dụng các thiết bị tự động hóa vào sản xuất là cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp song người lao động sẽ đi đâu, làm gì thì vẫn là bài toán chung đối với các doanh nghiệp. Mặt khác, các chuyên gia còn cho rằng đến một lúc nào đó khách hàng có thể tự xây dựng nhà máy, đầu tư dây chuyền tại đất nước họ để không phải chi phí về vấn đề nhân công, đi lại vận chuyển, mặc dù không phải là vấn đề lớn đối với May 10 vì hiện tại công ty có trên 20 khách hàng ổn định song cũng là điều không khỏi băn khoăn. Vì thế, May 10 đã lên chủ trương đầu tư xây dựng và tạo ra mô hình sản xuất thí điểm tự động ở chuyền veston, sơ mi, quần để trên cơ sở đó nghiên cứu đánh giá hiệu quả để có kế hoạch đầu tư lâu dài.
Ông Bùi Văn Duyệt, Phó Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đông Hưng Anh Nguyễn Thiên Huy, quản đốc nhà máy sợi Eiffel, Công ty Cổ phần Damsan Anh Bùi Xuân Quyết, công nhân Xí nghiệp Veston Hưng Hà |
(còn nữa)
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy