Dệt may trên đất lúa (Kỳ 3)
Kỳ 3: Để phát triển bền vững
(tiếp theo và hết)
Đưa ra những giải pháp về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Kế, Phó Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Trong tất cả các lĩnh vực, việc thay thế không bao giờ diễn ra hàng loạt mà phải có lộ trình thực hiện. Do đó, càng hiện đại hóa, càng áp dụng công nghệ vào nhiều thì không có nghĩa là nguồn lao động bị dư thừa mà số lao động ấy cần được sử dụng hiệu quả hơn, đem lại công suất cao hơn. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp phải lường trước được nguy cơ thách thức thiết bị thay thế con người và nguy cơ khách hàng có thể sản xuất trực tiếp ở nước họ để có chiến lược trong việc đào tạo nâng cao tay nghề người lao động nhằm tăng năng suất và giá trị lao động. Ngoài ra phải điều chỉnh hợp lý quá trình sản xuất, hiện đại hóa, tự động hóa từng phần. Mỗi doanh nghiệp cần có tích lũy nguồn tài chính để thay đổi dần công nghệ, từng bước ứng dụng CMCN 4.0. Doanh nghiệp cần phải quan tâm tới năng suất và chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng cho mình để tăng khả năng cạnh tranh, sử dụng các nguồn nguyên liệu trong nước sẵn có để khai thác lợi thế về quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do.
Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ với công nghệ của cuộc CMCN 4.0 do việc đầu tư các thiết bị tự động hóa còn nhiều khó khăn, trong khi hệ thống sản xuất cũ vẫn đang hiệu quả và chưa bị áp lực của những nước tư bản, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, tới nay, công nghệ thiết bị trong ngành may chưa phát triển tới mức tự động ở tất cả các khâu nên các doanh nghiệp vẫn tự tin với hướng đi của mình.
Lãnh đạo một trong những doanh nghiệp may lớn nhất tỉnh, ông Nguyễn Tiến Phương, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sản xuất hàng thể thao (MXP) cho rằng: Trong ngành may con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất bởi có những mặt hàng, sản phẩm máy móc không thể thay thế được con người, máy móc tự động chỉ chiếm một phần nhỏ trong chuỗi sản xuất. Mặt khác, Việt Nam được khách hàng quốc tế đánh giá là trung tâm sản xuất trang phục tốt của thế giới, có người lao động cần cù, chăm chỉ, trong khi nhu cầu trên thế giới còn rất lớn nên Việt Nam là nguồn cung cho rất nhiều khách hàng. Vì thế, mặc dù đã lường trước được cuộc CMCN 4.0 song Công ty vẫn không ngừng đầu tư các nhà máy có công nghệ thiết bị hiện đại nhất hiện nay về các vùng nông thôn để thu hút người lao động. Hiện tại MXP có 6 nhà máy, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động trên địa bàn tỉnh.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Giám đốc điều hành Tổng công ty May 10, Giám đốc Xí nghiệp Veston Hưng Hà khẳng định: Nếu không thích nghi dần với cuộc CMCN 4.0 các doanh nghiệp sẽ sớm bị loại ra khỏi cuộc chơi. Hiện nay hầu hết những đơn hàng giá rẻ, số lượng nhiều đang sản xuất ở Campuchia, Bangladesh nên Veston Hưng Hà cũng như tầm chiến lược của Tổng công ty May 10 là kết hợp áp dụng công nghệ 4.0 với sự thông minh khéo léo của người lao động để đi sâu vào hàng chất lượng cao với những đơn hàng thời trang ít nơi làm được. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều xưởng may veston nhưng họ mới chỉ dừng ở việc may mẫu phát triển và với các hàng sản phẩm may đo. Còn đối với Tổng công ty May 10 thì may đo hay dòng cao cấp, trung bình với số lượng nhiều, ít đều có. Đặc biệt, để đầu tư được một dây chuyền veston đòi hỏi phải có 3 yếu tố cơ bản là tiềm lực kinh tế, niềm tin giữa khách hàng và đào tạo người lao động nên việc đầu tư nhà xưởng veston không hề đơn giản đối với bất kỳ quốc gia nào.
Điều đó khẳng định thêm, nếu nắm chắc được xu hướng phát triển, ứng dụng cuộc CMCN 4.0 một cách phù hợp thì các vấn đề thách thức về người lao động hay việc xây dựng nhà máy ở các nước phát triển sẽ không còn là điều đáng lo ngại.
Theo ông Phạm Ngọc Kế, phía các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, người lao động về tác động và cơ hội của cuộc CMCN 4.0 đối với ngành dệt may. Ngoài ra cần phải tiếp tục đẩy mạnh rà soát cũng như cải cách thể chế, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính tạo sự công khai minh bạch, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận thông tin, thủ tục hành chính một cách đơn giản nhất. Đặc biệt, người lao động cần tìm hiểu kiến thức nhất định của cuộc CMCN 4.0 đối với ngành dệt may để từ đó nâng cao tay nghề, năng suất, chất lượng sản phẩm để máy móc không dễ có thể thay thế được mình.
Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Sen Ông Vũ Huy Đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Damsan Anh Trần Đăng Thoảng, công nhân Xí nghiệp Veston Hưng Hà Trước khi vào làm việc ở bộ phận máy cắt tự động, tôi đã được các chuyên gia đào tạo lắp đặt máy và hướng dẫn trực tiếp toàn bộ quá trình sử dụng thiết bị trên phần mềm. Sự khác biệt so với thủ công trước đây là người công nhân thực hiện chuyển giao mẫu trên phần mềm máy tính nên độ chính xác của sản phẩm đạt 100%. Đặc biệt là về hiệu quả hơn hẳn, trước đây nếu thực hiện cắt thủ công thường mất 2,5 tiếng mới được một bàn áo nhưng nay với máy móc tự động chỉ mất 20 phút. Ngoài ra, mỗi chiếc máy cắt tự động này đã giảm được từ 3 - 4 lao động trong khi năng suất lại đạt cao gấp nhiều lần trước đó với trung bình 2.000 sản phẩm/máy/ngày khác với trước đây chỉ được 300 sản phẩm/máy/ngày. |
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm việc tại tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Cam Hòa
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy