Thứ 7, 16/11/2024, 18:05[GMT+7]

Hưng Hà Nỗ lực với những đồng vốn nghĩa tình

Thứ 3, 13/12/2011 | 10:38:28
2,323 lượt xem
Xuân Nhâm Thìn, với chị Phạm Thị Liên (thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai, thực sự là mùa xuân hạnh phúc, nồng ấm tình làng xóm, họ hàng , đặc biệt là ân nghĩa của Đảng, Nhà nước, của Ngân hàng CSXH. Chúng tôi đứng ngắm căn nhà mái bằng trên 30 m2 tươi màu ve xanh, nền nhà lát gạch men bóng loáng, trên cao khói hương tỏa ấm bàn thờ, thật sự mừng cho anh chị.

Căn nhà mới của chị Phạm Thị Liên (thôn Hiến Nạp, Minh Khai, Hưng Hà), trị giá 45 triệu đồng (vay NHCSXH 8 triệu đồng, nhà nước hỗ trợ 7,2 triệu đồng, còn lại bà con anh em giúp đỡ)

Những ngày cuối năm Tân Mão, công việc rải ngân, quyết toán, kiểm tra nội bộ... hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chặng nước rút của cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hưng Hà thật bộn bề. Đồng hành cùng các anh chị làm cuộc hành trình tới những địa chỉ sử dụng vốn trên địa bàn, chúng tôi có thêm những cảm nhận về trách nhiệm của những người chung sức đưa đồng vốn đến đúng địa chỉ, đúng đối tượng thụ hưởng. Đặc biệt là niềm hạnh phúc của những hộ nghèo thoát nghèo, những gia đình có thêm việc làm, những bậc phụ huynh oằn vai gánh áo cơm, chữ nghĩa cho con em, nay được đỡ gánh đường trường.

 

Xuân Nhâm Thìn, với chị  Phạm Thị Liên (thôn Hiến Nạp, xã Minh Khai,   thực sự là mùa xuân hạnh phúc, nồng ấm tình làng xóm, họ hàng , đặc biệt là ân nghĩa của Đảng, Nhà nước, của Ngân hàng CSXH. Chúng tôi đứng ngắm căn nhà mái bằng trên 30 m2 tươi  màu ve xanh, nền nhà lát gạch men bóng loáng, trên cao khói hương tỏa ấm bàn thờ, thật sự mừng cho anh chị.

 

Cầm chiếc khăn lau mặt cho chồng, sửa sang cổ áo cho anh, chị dắt tay anh hồn nhiên cùng cán bộ ngân hàng huyện và tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) chụp ảnh kỷ niệm trước sân nhà. Anh Đán tàn tật, quanh năm ốm yếu, khẳng khiu, gày guộc như cây sầu đông trút lá. Hai con còn nhỏ đang ăn học. Một mình chị Liên ngơi việc đồng áng lại đi phụ vữa. Đời chị bê gạch, xách vữa bao nhiêu ngôi nhà nhưng  chẳng bao giờ dám mơ tưởng đến việc sửa chữa nếp nhà ngói cũ kỹ, ẩm thấp của gia đình nếu không có nguồn vốn ngân hàng cho vay 8 triệu đồng, trả dần trong 10 năm, vốn Nhà nước hỗ trợ 7,2 triệu đồng - tuy không nhiều nhưng số tiền trên 15 triệu đồng đó rất đặc biệt bởi nóá có sức khơi nguồn sự đồng cảm, san sẻ, đùm bọc của họ mạc, làng xóm... Nhờ vậy, chị xây cất được căn nhà trị giá trên 40 triệu đồng.

 

Quá nửa đời người, ông bà Lâm – mới xây được căn nhà kiên cố khang trang, cao ráo ở thôn Hiến Nạp. Ông được tổ TK&VV bình xét cho vay 4 triệu đồng hoàn thiện thêm công trình khoan nước sạch. Đồng thời, các con ông hỗ trợ làm luôn bể bioga xử lý chất thải chăn nuôi, đủ ga đun nấu hàng ngày.Trò chuyện với chúng tôi, ông bà phấn khởi như người sắm được chiếc áo mới, lại đơm được những chiếc cúc xứng y phục. Nhiều nơi, công trình nước sạch và vệ sinh như thế này được ngân hàng cho vay mức 8 triệu đồng nhưng với xã khó khăn như Minh Khai, nhiều hộ có nguyện vọng đầu tư nên họ bằng lòng với mức vay đó để có thêm nhiều hộ được thụ hưởng đồng vốn.

 

Minh Khai hiện có 457 hộ đang vay vốn Ngân hàng CSXH với tổng dư nợ 5.906 triệu đồng. Trong đó lớn nhất là dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 3.096 triệu đồng, dư nợ hộ nghèo 1.601 triệu đồng, chương trình nước sạch & vệ sinh môi trường 675 triệu đồng, giải quyết việc làm 360 triệu đồng, hộ nghèo làm nhà ở 72 triệu đồng, xuất khẩu lao động 30 triệu đồng. Đi đôi với cho vay giải quyết khó khăn là xây dựng ý thức tiết kiệm cho người nghèo: 10 tổ TK&VV cũng đã tiết kiệm số tiền 84.700 ngàn đồng.

 

Huyện Hưng Hà phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo  xuống mức 9,49% dân số. Do đó việc rải ngân các chương trình trên đòi hỏi ban xóa đói giảm nghèo các xã phải thường xuyên rà soát những hộ thoát nghèo, bổ sung vào danh sách những hộ tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới. Đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên, tuy đã triển khai được 4 năm nhưng một số nơi việc bình xét, phê duyệt đối tượng vay vốn còn lúng túng, nể nang. Do đó công tác tuyên truyền, tập huấn để mọi người hiểu rõ Nhà nước chỉ hỗ trợ những hộ khó khăn chứ không phải tất cả đều được vay vốn luôn là việc làm cần thiết, thường xuyên.

 

Ông Trần Trung Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban đại diện HĐQT- NHCSXH huyện Hưng Hà khẳng định: Những năm gần đây, nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở có sự chuyển biến rõ, thể hiện trong việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đưa đồng vốn đến đúng đối tượng, bảo đảm công bằng xã hội. UBND huyện đã cấp 1000 m2 đất cho phòng giao dịch huyện xây dựng trụ sở. Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chấp hành nghiêm túc chế độ họp định kỳ 4 phiên năm, tổ chức 13 cuộc kiểm tra giám sát ở 13 xã. Ngoài ra, các thành viên ban đại diện: Hội Phụ nữ kiểm tra 20 xã, Nông dân 35 xã, Cựu chiến binh 28 xã, Đoàn thanh niên 10 xã. Qua kiểm tra, đoàn đã chỉ đạo rút kinh nghiệm một số sai sót, chấn chỉnh kịp thời tồn tại.

 

Đến thời điểm 30/11/2011, tổng nguồn vốn của phòng giao dịch NHCSXH huyện Hưng Hà đạt 259.218 triệu đồng, tăng 37.363 triệu đồng so với 31/12/2010. chủ yếu là nguồn vốn NHCSXH Việt Namon>, chiếm 98,66%. Tổng dư nợ cho vay đạt 254.449 triệu đồng, tăng 48.848 triệu đồng (23,67%) so với 31/12/2010. Trong đó: dư nợ cho vay học sinh, sinh viên 143.778 triệu đồng, có 8.640 hộ vay). 6.623 hộ nghèo vay 77.130 triệu đồng; 4219 hộ vay chương trình nước sạch & vệ sinh môi trường 20.800 triệu đồng; 481 hộ vay chương trình giải quyết việc làm 8.853 triệu đồng,  xuất khẩu lao động 8 hộ vay 171 triệu đồng. Chương trình  hộ nghèo làm nhà ở 465 hộ, vay 3.717 triệu đồng. Nợ quá hạn và nợ khoanh đến 30/11/2011 là 630 triệu đồng, tăng 197 triệu so với cùng kỳ, chiếm 0,24% tổng dư nợ. Thực hiện chủ trương của cấp trên, NHCSXH huyện đã triển khai và thực hiện huy động tiết kiệm đến tất cả các xã. Kết quả có 450/451 tổ, 12.378 hộ tham gia gửi tiết kiệm đạt 99,78% số tổ, 77% số hộ; số dư huy động đạt 3.800 triệu đồng.

 

Hưng Hà là huyện đông dân của tỉnh, thụ hưởng nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho đối tượng CSXH khá lớn. Bình quân 64 tỷ đồng/1 cán bộ tín dụng. Thời gian qua, 35/35 xã, thị trấn  duy trì nền nếp việc trực giao dịch cố định hàng tháng 1 lần/1 xã( kể cả thứ bảy và chủ nhật) để nhận hồ sơ, thu nợ, rải ngân, thu lãi, chi hoa hồng tổ nhóm, giao ban định kỳ với tổ chức hội. Đối tượng vay vốn đư­ợc phục vụ tại chỗ, không tốn kém thời gian và chi phí đi lại. Tại các điểm trực giao dịch, danh sách ngư­ời vay vốn, quy định về đối tượng vay vốn đư­ợc niêm yết công khai, bên cạnh đó là hòm thư góp ý với ngân hàng. Do đó, ng­ười dân dễ dàng tiếp cận các chủ trư­ơng, chính sách vay vốn; đồng thời kiểm tra, giám sát các đối tư­ợng vay vốn  qua tham gia đóng góp ý kiến để hoạt động Ngân hàng CSXH ngày càng tốt hơn.

 

Bài, ảnh: Bảo Linh

  • Từ khóa