Làng nghề Quỳnh Phụ Trong gió rét vẫn trổ hoa kết trái
Sự suy thoái của kinh tế thế giới cộng với tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng, lãi suất tín dụng cao…đã tác động mạnh đến khu vực nghề và làng nghề. Rất nhiều làng nghề đã phải thu hẹp sản xuất, thậm chí ngừng hoạt động. Toàn tỉnh có tới gần 80 làng nghề suy giảm sản xuất, trong đó 46 làng nghề không đạt cả hai tiêu chí (tỷ lệ lao động và giá trị sản xuất).
Tuy nhiên Quỳnh Phụ là một trong hai huyện có số làng nghề suy giảm ít nhất, chỉ có 4 làng nghề. Hầu hết các làng nghề còn lại đều hoạt động tương đối ổn định. Trong số 38 xã, thị trấn có 22 xã có làng nghề được cấp bằng công nhận, các xã còn lại có ít nhất từ 5 đến 6 nghề thủ công. Toàn huyện có 34 làng nghề được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, trong đó gần 50% số làng nghề hoạt động hiệu quả, tính bền vững cao; các làng nghề còn lại hoạt động trung bình và phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu.
Nổi bật là nhóm nghề cơ khí đang có bước phát triển khá nhanh và toàn diện. Ngoài làng nghề truyền thống đúc đồng nhôm tại thôn An Lộng, xã Quỳnh Hoàng, trên địa bàn huyện có thêm 2 doanh nghiệp sản xuất khung xe đạp tại Quỳnh Giao và Quỳnh Minh. Cùng với đó mạng lưới các cửa hàng, hộ sản xuất về cửa hoa, cổng dậu, nhôm kính…phát triển rộng khắp ở hầu hết các xã. Giá trị sản xuất nhóm nghề này hiện đã tăng hơn 3 lần so với năm 2005. Hàng năm, huyện Quỳnh Phụ cung cấp cho thị trường khoảng 150.000 khung xe đạp các loại, đúc 150 tấn đồng nhôm, chế tác hơn 3.000 tấn cửa hoa và cánh cổng, khoảng 15.000m2 cửa nhôm kính các loại…
Bên cạnh đó nhóm nghề chế biến LT- TP cũng có bước tăng trưởng khá cao và ổn định. Điển hình là các làng nghề sản xuất bánh đa tại Dụ Đại (Đông Hải); Tô Hồ, Tô Đê (An Mỹ); cụm công nghiệp xay xát gạo tại Đồng Tiến; cơ sở chế biến lợn sữa xuất khẩu tại An Ninh…Hàng năm các làng nghề chế biến LT- TP trong huyện cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 tấn gạo; 20.000 tấn bún, bánh đa, đậu phụ; 2,5 triệu lít rượu thủ công; 1.200 tấn lợn sữa…Giá trị sản xuất khu vực này năm 2011 ước đạt gần 112 tỷ đồng.
Riêng nhóm nghề dệt, may, thêu tuy du nhập muộn hơn các nghề khác nhưng gần đây đã vươn lên chiếm lĩnh vị trí hàng đầu với tổng giá trị sản xuất năm 2011 ước đạt trên 250 tỷ đồng. Ngoài các nghề thêu thảm, móc sợi, đính hạt cườm…thời gian qua đã xuất hiện thêm nhiều cơ sở may mặc tư nhân tại các xã như cơ sở may Quốc Khánh (xã Quỳnh Châu), cơ sở may Hà Thành (xã Quỳnh Nguyên), cơ sở may Tiến Bình (xã Quỳnh Hội)…
Ngoài ra, nhóm nghề sản xuất VLXD và chế biến lâm sản vẫn duy trì được sản xuất và đạt mức tăng trưởng khá. Hiện nhóm nghề sản xuất VLXD chủ yếu phát triển tại các xã ven tuyến sông Hoá và sông Luộc như Quỳnh Hoàng, Quỳnh Giao, An Khê, An Đồng, thị trấn An Bài…Hàng năm các làng nghề sản xuất VLXD và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện cung cấp cho thị trường khoảng 70 triệu viên gạch xây, 200.000 tấn vôi củ, 1 triệu m3 cát, chưa kể lượng gạch không nung và ngói xi măng.
Riêng nhóm nghề chế biến lâm sản hiện đã có mặt ở hầu khắp các xã với 2 nghề điển hình là dệt chiếu cói và chế biến gỗ. Chỉ với một số làng nghề truyền thống ban đầu như An Dục, An Vũ, An Tràng đến nay nghề dệt chiếu cói đã lan rộng tới vài chục xã, hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 3 triệu lá chiếu các loại. Đặc biệt là nghề chế biến gỗ rất đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và phần lớn các công đoạn đều được làm bằng máy nên chất lượng sản phẩm khá cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Ước tính năm 2011, các cơ sở chế biến gỗ tại Quỳnh Phụ đã sản xuất và cung ứng cho thị trường khoảng 2.000 bộ salon, 40.000m2 cánh cửa, 4.000 chiếc giường, 4.000 bộ tủ các loại, 20.000m cầu thang, 4.000 bộ bàn ghế các loại…Giá trị sản xuất của nhóm nghề chế biến gỗ và lâm sản đạt trên 100 tỷ đồng.
Chính sự phát triển ổn định của khu vực nghề và làng nghề đã góp phần tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho khoảng 22 ngàn lao động, đồng thời giúp đưa tổng giá trị sản xuất CN- TTCN của huyện Quỳnh Phụ năm 2011 lên 636,47 tỷ đồng (trừ Công ty TNHH thép đặc biệt Shengly), tăng 20,1% so với năm 2010.
Bài, ảnh: Vũ Mạnh
Tin cùng chuyên mục
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo triển khai dự án đường dây 500kV qua địa phận tỉnh Thái Bình 16.11.2023 | 17:24 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất
- Họp Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai