Vẻ đẹp "chết người" của những loài thực vật ăn thịt
1. Cây Gọng vó Drosera
Là một loại thực vật đặc hữu ở Nam Phi, Drosera thuộc họ Gọng vó và là loài cây ăn thịt phổ biến nhất trên thế giới. Có khoảng 170 phân loài Dosera với đủ loại hình dáng và kích cỡ khác nhau.
Loài Dosera lùn xuất xứ từ Australia có kích thước nhỏ nhất với 5mm chiều dài, trong khi đó loại Drosera lớn nhất được biết đến dưới cái tên cây Gọng vó vua phát triển và đạt tới kích cỡ 60cm.
Những chiếc lá của Drosera có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy.
Nếu côn trùng sa bẫy, cố gắng kháng cự thì chúng thường bị chết trong vòng 15 phút do bị kiệt sức và ngạt trong đống chất nhầy bao quanh. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hóa và con mồi sẽ bị "ăn" hoàn toàn trong vòng 1-2 ngày. Con mồi chủ yếu của Drosera là bọ cánh cứng, sâu bướm và bướm.
2. Cây nắp ấm nhiệt đới Nepenthes
Cây nắp ấm Nepenthes là một trong những loài cây ăn thịt lớn ở châu Á. Phần vỏ bên ngoài của Nepenthes rất khô ráo, trơn, giống như được phủ một lớp sáp và có mùi hương ngọt ngào. Nó là điểm thu hút con mồi lý tưởng.
Thân của chúng rất đặc biệt, có thể tích lên đến 2 lít, chứa một loại siro dùng để dìm chết con mồi. Con mồi của Nepenthes thường là côn trùng, tuy nhiên các loài động vật lớn như chuột và thằn lằn đôi khi cũng sẽ không nằm ngoài thực đơn của chúng.
Khi con mồi bị hút vào, nó sẽ dần kiệt sức và bị chết đuối trong bầu tiêu hóa của cây. Sau đó, nó sẽ từ từ được hòa tan bởi các enzim tiêu hóa của cây.
3. Cây bắt ruồi Dionaea muscipula
Cây bắt ruồi Dionaea muscipula thường xuất hiện nhiều ở Tây Nam Australia và khu vực Địa Trung Hải. Cấu tạo bẫy của loài cây này gồm có 2 chiếc lá dính với nhau ở gân lá, xung quanh viền lá có chứa những lông nhỏ giúp cho việc bắt mồi dễ dàng hơn.
Khả năng bắt mồi của chúng cực nhanh nhạy và đáng sợ. Khi con mồi xuất hiện, chạm vào phần lông của những chiếc lá, chúng nhanh chóng khép lại và nhốt chặt con mồi ở bên trong. Cơ chế tiết kiệm năng lượng sẽ được kích hoạt nếu có những cuộc “săn mồi nhầm” khi chiếc lá rơi vào bẫy hay thậm chí chỉ là một cơn gió.
Tốc độ trung bình để bẫy sập là 0,2 giây, cây bắt ruồi mất khoảng 30 giây để nhận dạng con mồi và 72 tiếng để tiêu hóa chúng. Kích cỡ lá của cây có thể thay đổi và đạt kích thước cực đại vào mùa hè. Màu sắc của chúng rất đa dạng và sặc sỡ nhằm thu hút được nhiều loại côn trùng.
4. Cây nắp ấm Darlingtonia Californica
Darlingtonia Californica còn được biết dưới cái tên cây rắn hổ mang, chúng sinh sống ở vùng đầm lầy nơi nước lạnh chảy qua. Hình dáng uốn cong của cây được ví như hình một con rắn hổ mang đang rình bắt con mồi.
Loài thực vật này có màu sắc rực rỡ, hình dạng bí ẩn cùng mùi hương quyến rũ để thu hút các loài côn trùng. Bị thu hút bởi mùi hương phía bên trong, con mồi sẽ chui vào bẫy và bị dìm cho đến chết.
Khác với các loài cây nắp ấm khác, Darlingtonia không tiết ra chất enzim để tiêu hóa con mồi mà thay vào đó là một loại vi khuẩn cộng sinh có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
5. Cây nắp ấm Heliamphora
Heliamphora còn có tên gọi khác là cây nắp ấm đầm lầy hay Bình tử thảo. Đây là một loài thực vật ăn thịt với những chiếc lá có hình dạng như bông hoa hồng.
Mọc trên những ngọn núi cao ở đất nước Guyana và Venezuela, thân của loài Heliamphora có thể đạt được chiều dài 120cm, chia cành và có dáng dấp của một loài cây bụi. Giống như Darlingtonia, Heliamphora sử dụng vi khuẩn cộng sinh thay vì enzim để tiêu hóa con mồi.
Những chiếc lá hình ống có thành rất trơn và chứa đầy nước mưa sẽ là nơi con mồi bị nhốt giữ bên trong. Loài thực vật này để thức ăn tự rơi vào bẫy và tiêu hóa các chất dinh dưỡng đã được phân hủy bởi chúng không có khả năng tiết ra dịch tiêu hóa.
6. Cây cỏ bơ Butterwort
Cây cỏ bơ (butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng.
Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này.
7. Cây hố bẫy Sarracenia
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày.
Ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào, nó gần như không có bất cứ một cơ hồi thoát thân bởi những sẽ vướng vào các sợi lông dày và nhám.
Con mồi sẽ bị nhấm chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Đặc biệt, khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.
Theo kenh14.vn
Tin cùng chuyên mục
- Người xin việc thật thà 13.06.2024 | 08:58 AM
- Bí quyết giàu nhanh của đàn ông 13.06.2024 | 08:48 AM
- Năm Tân Sửu tìm hiểu những loài trâu quý hiếm 15.02.2021 | 08:00 AM
- Tìm vợ 24.03.2020 | 16:05 PM
- Hổ phụ sinh hổ tử 13.01.2020 | 17:42 PM
- Cô giáo mừng vì trò là con một 09.01.2020 | 10:01 AM
- Chàng trai gặp họa vì được tâng bốc 06.01.2020 | 15:28 PM
- Được rồi, để anh lo! 03.01.2020 | 10:40 AM
- Sửa di chúc 3 lần nhờ bác sĩ 01.01.2020 | 09:19 AM
- Một câu chuyện trong ngày mà em thích 31.12.2019 | 10:08 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật