Thứ 3, 26/11/2024, 17:43[GMT+7]

Hơn 100 năm nhìn lại những kiệt tác làm nên "Vincent Van Gogh"

Thứ 3, 09/04/2013 | 08:42:34
2,138 lượt xem
Kỷ niệm 160 năm ngày sinh danh họa Van Gogh, thế giới đã nhìn lại những kiệt tác vĩ đại nhất của danh họa. Cả cuộc đời ông đấu tranh với bệnh tâm thần, nhưng càng trong cảnh bệnh tật, khốn khổ, sợi dây đời càng rung lên mạnh mẽ. Nhân kỷ niệm 160 năm ngày sinh danh họa Vincent Van Gogh (1853-2013), hãy cùng nhìn lại những bức tranh nổi tiếng của ông:

Bức “Portrait of Dr Gachet”

Bức “Portrait of Dr Gachet” (Chân dung bác sĩ Gachet) – 1890

Đây là một trong những bức họa nổi tiếng nhất của danh họa người Hà Lan Vincent Van Gogh, khắc họa bác sĩ Paul Gachet, người chăm sóc Van Gogh trong những tháng ngày cuối cuộc đời.

Bức tranh được vẽ vào tháng 6/1890 tại xã Auvers, ngoại ô Paris, khắc họa bác sĩ Gachet trong tư thế ngồi bên chiếc bàn, tựa đầu vào cánh tay phải. Năm 1990, bức tranh đã xác lập mức giá kỷ lục cho tranh Van Gogh với giá bán 82,5 triệu đô la.

Bức “Bedroom in Arles” (Phòng ngủ ở Arles) - 1888

Có 3 phiên bản “Phòng ngủ ở Arles”, chúng khác nhau ở những bức tranh treo trên bức tường bên phải. Cả 3 bức đều khắc họa phòng ngủ của Van Gogh tại thành phố Arles, ở miền nam nước Pháp.

Trong 2 năm sống tại Arles, Van Gogh đã vẽ hơn 300 bức tranh, gam màu trong tranh ông cũng dần trở nên tươi sáng, một phần bởi Arles có nhiều ánh nắng mặt trời, điều này đã làm thay đổi tư duy hội họa của Van Gogh, khiến ông có nhiều biến đổi mạnh mẽ trong phong cách.

Bức “A Pair of Shoes” (Một đôi giày) – 1887

Những tác phẩm tranh của Van Gogh có ảnh hưởng lớn tới những vận động trong nền mỹ thuật. Tất cả tranh của ông được sáng tác trong vòng một thập kỷ. Một năm, trung bình Van Gogh vẽ khoảng 150 bức họa.

Những bức họa của ông luôn đặc tả đường đi của ánh sáng một cách tinh tế. Tuy suốt cuộc đời, ông luôn phải chiến đấu với bệnh tâm thần nhưng vẫn không ngừng cho ra những tuyệt tác hội họa.

Cả cuộc đời, Van Gogh chỉ bán được duy nhất một bức tranh với giá rất rẻ nhưng hậu thế luôn coi ông là họa sĩ có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử mỹ thuật.

Bức “Self-Portrait with Dark Felt Hat at the Easel” (Tự họa với chiếc mũ phớt đen bên giá vẽ) - 1886

Những bức tự họa của Vincent Van Gogh có một vị trí quan trọng trong suốt chặng đường sáng tạo nghệ thuật của ông. Van Gogh vẽ khá nhiều bức tự họa. Điều đáng chú ý nhất trong những tác phẩm này là ông tự khắc họa mình trong gương, nghĩa là gương mặt phía bên phải mà chúng ta nhìn thấy trong tranh, thực chất là gương mặt phía bên trái của ông.

Bức “Sunflowers” (Hoa hướng dương) - 1890

Van Gogh vẽ khá nhiều tranh phong cảnh, tĩnh vật có sự hiện diện của hoa. Các loài hoa ông chọn vẽ cũng khá đa dạng: hoa Iris tím, hoa hướng dương, hoa đinh hương, hoa hồng. Những bức tranh có hoa mà ông vẽ đều thể hiện sự hứng thú của Van Gogh đối với ngôn ngữ của màu sắc.

Đối với hoa hướng dương, Van Gogh vẽ hai loạt tranh. Loạt thứ nhất khi ông sống tại Paris và loạt thứ hai khi ông sống tại Arles. Loạt tranh vẽ tại Paris là hoa hướng dương khi còn sống trên mặt đất, ở loạt thứ hai, chúng đang chết dần trong bình hoa.

Bức “Portrait of a One-Eyed man” (Chân dung người đàn ông một mắt) - 1888

Bức tranh khắc họa một bệnh nhân trong bệnh viên tâm thần Saint Paul tại xã Saint Remy ở miền nam nước Pháp. Tại bệnh viện, Van Gogh nhận ra rằng khi ở bên những bệnh nhân khác, ông cảm thấy bình tâm hơn về tình trạng của mình.

Trong một lá thư gửi cho mẹ, ông viết: “Con đang vẽ một bức chân dung về một bệnh nhân ở đây. Thật kỳ lạ là khi đã ở đây được một thời gian và cảm thấy quen hơn với những con người này, con không còn nghĩ họ bị điên nữa.”

Bức “The Olive Trees” (Những cây ôliu) - 1889

Vincent Van Gogh vẽ ít nhất 18 bức tranh về những cây ôliu trong thời kỳ được điều trị tại bệnh viện tâm thần ở Saint Remy. Cửa sổ phòng ông khi đó mở ra một vườn cây ôliu. Bức “Những cây ôliu” luôn được coi là một bộ với bức “The Starry Night” (Đêm đầy sao) bởi sự tương đồng trong màu sắc và cách vẽ.

Bức tranh về những cây ôliu của Van Gogh thể hiện triết lý về cuộc đời, về vòng quay, sự tuần hoàn và cảm thức về Chúa. Van Gogh sinh thời thường tìm thấy sự thư giãn và khuây khỏa khi giao hòa với thiên nhiên.

Khi vẽ loạt tranh về cây ôliu cũng là khi ông đã bắt đầu lâm bệnh nặng, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng rối loạn tâm thần nhưng đây vẫn là loạt tranh thành công trong sự nghiệp của ông.

Bức “The Starry Night” (Đêm đầy sao) - 1889

Bức “Đêm đầy sao” cũng được vẽ với góc nhìn từ cửa sổ căn phòng của ông tại bệnh viện ở Saint Remy. Vào buổi đêm, các bệnh nhân đều phải tắt đèn đi ngủ nên Van Gogh vẽ bức tranh vào ban ngày dựa trên trí nhớ.

Bức tranh đã truyền cảm hứng cho ca sĩ – nhạc sĩ Don McLean sáng tác bài hát “Starry Starry Night” trong đó McLean khái quát lại cuộc đời đầy bi kịch của danh họa bằng một giai điệu êm đềm nhưng đượm buồn.

Bức “Cafe Terrace on Place du Forum, Arles, at Night” (Cà phê về đêm trên vỉa hè khách sạn Forum, thành phố Arles) – 1988

Ngày nay, quán cà phê và khách sạn Forum vẫn còn, du khách, đặc biệt là những người yêu tranh Van Gogh vẫn thường tới góc này ngồi để tưởng tượng vị họa sĩ năm xưa đang dựng giá vẽ trên vỉa hè và cặm cụi đưa cọ. 

Theo dantri

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày