Chuyển đổi ở vùng đất khó
Ông Đỗ Đức Cảnh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Hồng Tiến có dải đất bãi dọc sông Hồng với chiều dài 8km, cách cửa Ba Lạt trên 10km, có 42ha ao hồ truyền thống, gần 100ha diện tích ven sông có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với môi trường thuận lợi. Đây là nơi thủy triều giao hòa nguồn nước lợ và là nơi cung cấp các sản vật như rươi, cáy, tôm rảo, cua, rạm, là môi trường nuôi trồng lý tưởng một số loài thủy sản với chất lượng vượt trội như cá vược, tôm thẻ. Nắm bắt được những yếu tố đặc thù đó, năm 2010 địa phương đã đề xuất và được huyện đồng ý cho thành lập HTX SXKD thủy sản Hồng Tiến đồng thời chuyển gần 30ha cấy lúa kém hiệu quả bị nhiễm mặn sang nuôi trồng thủy sản. Song song với việc vận động các gia đình xã viên chuyển đổi phương án quy hoạch, hệ thống thủy lợi cấp thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống điện cũng được địa phương đầu tư đồng bộ tạo ra một vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; từ đó làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân từ nuôi thả quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh. Đặc biệt, từ năm 2014, HTX thí điểm mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh trong ao đạt hiệu quả kinh tế gấp từ 4 - 5 lần so với nuôi truyền thống, mang lại thu nhập bình quân 250 - 300 triệu đồng/ha/năm. Xác định được tầm quan trọng và bước đột phá của địa phương, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo HTX SXKD thủy sản thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng cho các hộ xã viên. Đặc biệt là công tác vệ sinh ao đầm, thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng dịch, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ HTX trong việc cung ứng giống, thức ăn, thuốc, vật tư, đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản. Do áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những năm qua sản xuất thủy sản ở Hồng Tiến góp phần đưa tỷ trọng nông nghiệp tăng 2,26%, vượt kế hoạch Đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra. Với nguồn nguyên liệu dồi dào hàng trăm tấn thủy sản mỗi năm cùng với nghề làm mắm cáy truyền thống từ gần 100 năm nay, địa phương đã xây dựng thương hiệu đặc sản mắm cáy Hồng Tiến, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể mắm cáy Hồng Tiến từ năm 2018. Kể từ đó sản phẩm mắm cáy đã có giấy thông hành vươn ra tiêu thụ khắp các tỉnh thành trên cả nước, sản lượng tiêu thụ hàng năm tăng từ 1,5 - 2 lần, giá trị tăng gấp 1,5 lần, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Cùng với đó, Hồng Tiến đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, các nhà khoa học thực hiện đề tài, dự án nuôi rươi, sản xuất lúa hữu cơ trên vùng đất nuôi rươi.
Ông Trần Văn Kiểm, Giám đốc HTX SXKD thủy sản xã Hồng Tiến cho biết: Địa phương có 2 vùng sản xuất đó là vùng nuôi trồng tập trung và vùng khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đối với vùng khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản như con rươi, con cáy, HTX không chỉ thực hiện bảo vệ tốt nguồn lợi này mà còn làm tốt từ khâu khai thác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đối với vùng nuôi trồng tập trung, các hộ đã mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, mật độ nuôi dày cao gấp 3 - 4 lần nuôi thâm canh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế rủi ro. Để vùng nuôi trồng tập trung đạt hiệu quả, bên cạnh việc các hộ chăn nuôi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, HTX đã tổ chức tập huấn cho bà con, nhất là kỹ thuật nuôi trong mùa nắng nóng và việc đầu tư xây dựng nuôi thâm canh cao. Do đó đã xuất hiện một số hộ sử dụng lát bạt có mái che để tăng khả năng ứng phó với thời tiết bất thuận. Với mô hình này bước đầu đã cho kết quả khả quan, đặc biệt là việc quản lý dịch bệnh, quản lý thức ăn, nguồn nước cấp, nước thải trong quá trình chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật.
Thời gian tới, Hồng Tiến xác định sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của địa phương, phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các giống thủy sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Tạo môi trường cho các sản vật tự nhiên như rươi, cáy, tôm rảo phát triển, tiến tới xây dựng thương hiệu gạo hữu cơ trên vùng nuôi rươi, cáy; phấn đấu sản lượng và giá trị tăng bình quân từ 1,5 - 2 lần/năm.
Thu Thủy
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật