Tăng giá trị sản xuất từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Những năm qua, sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu trà, giống lúa: 98% diện tích được cấy các giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt; diện tích lúa lai, lúa chất lượng tăng. Thái Bình là tỉnh đứng đầu về áp dụng khoa học, kỹ thuật thâm canh cải tiến SRI, hiệu ứng hàng biên (với khoảng 50.000ha lúa gieo cấy áp dụng từng phần hoặc toàn phần SRI), giảm chi phí sản xuất từ 3 - 4 triệu đồng/ha so với các phương thức khác. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đối với những diện tích đất trồng lúa một vụ, canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu khác là một biện pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân. Giai đoạn từ năm 2016 - 2019, tổng diện tích đất lúa chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 2.220,6ha, trong đó chuyển đổi sang trồng rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu là 1.293,38ha.
Theo đánh giá, hiệu quả kinh tế của các cây trồng chuyển đổi cao hơn so với trồng lúa từ 2 - 3 lần. Một số mô hình: sản xuất khoai tây hàng hóa, sản xuất ớt hàng hóa tại các xã: Quỳnh Minh, An Ấp (Quỳnh Phụ) và Hồng Minh (Hưng Hà) có giá trị kinh tế từ 300 - 350 triệu đồng/ha/năm; mô hình trồng cây ăn quả: trồng chuối tại xã Thái Giang (Thái Thụy) diện tích 3ha, hiệu quả kinh tế đạt trên 200 triệu đồng/ha, mô hình trồng thanh long tại xã Thống Nhất (Hưng Hà) cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng/ha... Diện tích chuyển đổi sang trồng hoa, cây cảnh khoảng 80ha; chuyển sang trồng cây dược liệu khoảng 70ha.
Mạnh dạn đứng ra đấu thầu 4ha trong vùng chuyển đổi ven sông Diêm Hộ đầu tư trên 2,5 tỷ đồng trồng cây ăn quả, mô hình chuyển đổi của anh Nguyễn Duy Dự, xã Thụy Thanh (Thái Thụy) được xem là minh chứng điển hình cho việc phá thế độc canh cây lúa.
Anh Dự chia sẻ: Với 4ha, tôi trồng trên 1.000 gốc táo đào vàng, gần 600 gốc mít Thái, 300 gốc bưởi da xanh. Sau 2 năm trồng, đến năm 2017 cây trong vườn bắt đầu cho trái ngọt, giờ đã cho thu hoạch ổn định. Táo thu khoảng 20 tấn/năm, được 300 - 350 triệu đồng. Mít một năm thu 4 lứa quả, 1 cây thu 1 - 1,5 triệu đồng/năm. Tổng doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều so với cấy lúa trước đây.
Có thể khẳng định, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa không chỉ giúp nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.
Mô hình chuyển đổi từ đất lúa sang trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao tại xã Thụy Duyên (Thái Thụy).
Bảo đảm phát triển hiệu quả, bền vững
Mặc dù việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có nhiều tiến bộ nhưng hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Việc tổ chức sản xuất chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ; sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp còn hạn chế; chưa có vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Đa số sản phẩm chưa có thương hiệu, quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% diện tích đất gieo trồng) nhưng chưa tạo ra được sản phẩm gạo có thương hiệu đủ mạnh tham gia cạnh tranh trên thị trường. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu sử dụng đất giữa 2 vụ lúa, diện tích chuyên canh thấp (mới có khoảng 9,2% diện tích).
Với mục tiêu xây dựng nhiều vùng sản xuất đạt giá trị 400 - 600 triệu đồng/ha/năm trở lên; xây dựng được sản phẩm có thương hiệu của ngành trồng trọt đồng thời thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh, nâng tầm giá trị lúa gạo Thái Bình, ngày 20/1/2020, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND, ngày 8/6/2020 chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 2193/QĐ-UBND, ngày 29/7/2020 về việc phê duyệt đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, đến hết năm 2025, toàn tỉnh chuyển đổi 9.000ha đất sản xuất lúa sang trồng cây ăn quả, 7.273ha sang trồng cây hàng năm; giai đoạn 2026 - 2030 chuyển đổi 5.000ha đất lúa sang trồng cây ăn quả, 5.000ha sang trồng cây hàng năm; nâng diện tích đất trồng cây ăn quả đến năm 2030 đạt 19.780ha, diện tích chuyên màu trồng cây hàng năm đạt 20.368ha. Việc chuyển đổi phải phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại; nghiêm cấm xây dựng các công trình kiên cố, các công trình không phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất chuyển đổi. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực hiện theo quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô tối thiểu 2ha trở lên, khuyến khích các vùng có diện tích 6ha trở lên để được cấp mã số vùng trồng.
Cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang đẩy mạnh các giải pháp tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Không chỉ được kỳ vọng ở hiệu quả kinh tế thông qua những con số cụ thể, chuyển đổi đất lúa thành công sẽ góp phần quản lý và sử dụng đất lúa một cách linh hoạt, hiệu quả, bảo vệ cây ăn quả truyền thống của Thái Bình; giải quyết vướng mắc, khó khăn hiện nay trong nông nghiệp như: thiếu lao động, bỏ ruộng không canh tác, hình thành các nhóm, tổ hợp tác sản xuất theo quy trình tiên tiến, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân về thị trường và hội nhập quốc tế với chính sản phẩm nông nghiệp.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Khoa học - động lực cho phát triển
- Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu