Điểm tựa giúp nông dân phát triển kinh tế
Mô hình nuôi cá lồng trên sông Luộc của nông dân xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ) cho hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2008, anh Phạm Văn Lượng, xã Vũ Hòa, huyện Kiến Xương quyết định trở về quê khởi nghiệp. Bắt tay làm trang trại chăn nuôi tổng hợp với số vốn ít ỏi, hai vợ chồng anh phải vay mượn người thân, bạn bè để duy trì sản xuất. Anh Lượng đã làm đơn đề nghị Hội Nông dân xã cho vay vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển sản xuất.
Anh Lượng cho biết: Được tạo điều kiện cho vay hơn 100 triệu đồng, gia đình tôi đã cải tạo ao đầm, đầu tư máy cắt cỏ, máy sục khí phục vụ sản xuất. Bản thân tôi chủ động tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội tổ chức, từ đó có thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong trồng trọt, chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đến nay, anh Lượng đã mở rộng đầu tư hơn 5,4ha trang trại, trong đó có hơn 4 mẫu ao nuôi cá truyền thống, trồng 170 cây mít, 220 gốc thanh long, chuối, ổi. Sau khi trừ chi phí, gia đình anh Lượng thu về từ 400 - 500 triệu đồng/năm.
Không chỉ có gia đình anh Lượng, từ nguồn vốn vay của quỹ hỗ trợ nông dân, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng. Điển hình như gia đình bà Nguyễn Thị Phương, thôn Duyên Nông, xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà vay 50 triệu đồng đầu tư 10 con bò thịt, bò giống với thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/năm; ông Phạm Đình Chiểu, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư vay 50 triệu đồng để làm lồng nuôi cá trên sông cho thu nhập từ 300 - 500 triệu đồng/năm; ông Trần Văn Quân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải vay 50 triệu đồng để đầu tư máy móc và đào ao thả cá vược, doanh thu đạt từ 120 - 150 triệu đồng/năm.
Để quản lý và sử dụng nguồn vốn quỹ hiệu quả, hội nông dân các huyện, thành phố đã tổ chức 480 buổi tuyên truyền cho hơn 90.200 lượt người về lợi ích mà quỹ hỗ trợ nông dân mang lại. Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 42 lớp tập huấn kỹ năng xét duyệt hồ sơ, nghiệp vụ quản lý vốn vay cho 2.731 hội viên; đồng thời thành lập ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân từ huyện tới cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu vay vốn của hội viên, giúp đỡ hội viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay. Đến nay, tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh hơn 29,4 tỷ đồng cho 1.607 hộ vay với 56 dự án. Trong đó, nguồn vốn ủy thác của Trung ương Hội 13,6 tỷ đồng đầu tư 32 mô hình cho 364 hộ vay, quỹ hỗ trợ nông dân cấp tỉnh 8,9 tỷ đồng với 24 mô hình cho 269 hộ vay...Từ nguồn vốn vay, nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất, hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất hỗ trợ nhau về vốn, giống, khoa học kỹ thuật, tìm đầu ra sản phẩm. Điển hình như mô hình tổ hợp tác nuôi cá lồng trên sông Luộc xã Quỳnh Ngọc (Quỳnh Phụ), tổ hợp tác trồng đào phường Hoàng Diệu (thành phố Thái Bình) mang lại lợi ích kinh tế lớn cho hội viên.
Bà Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Ban điều hành quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động, công tác quản lý nguồn vốn vay, nắm bắt tình hình của cơ sở để đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hội viên. Hội nông dân từ tỉnh tới cơ sở đã tiến hành 749 cuộc kiểm tra, qua đó đánh giá đúng hiệu quả của nguồn vốn vay và bảo đảm nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả. Đã có nhiều mô hình tạo việc làm cho lao động trong và ngoài địa phương, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giúp đỡ hội viên nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Thời gian tới, để nguồn quỹ hỗ trợ nông dân đến tay hội viên, sử dụng đạt hiệu quả cao hơn nữa, Hội Nông dân tỉnh sẽ đẩy mạnh hoạt động phối hợp giữa tổ chức hội với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp để mở thêm nhiều lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân; nghiên cứu, lựa chọn các sản phẩm tiêu biểu xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản. Kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất của hội viên, nhất là khi có dịch bệnh, thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi để tháo gỡ khó khăn, động viên hội viên vươn lên làm giàu chính đáng.
Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt đợt phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân 29.04.2025 | 19:02 PM
- Gieo trồng cây màu vụ xuân đạt gần 98% kế hoạch 17.03.2025 | 16:46 PM
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Tăng cường công tác lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa Xuân năm 2025 09.01.2025 | 19:04 PM
- Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường 29.12.2024 | 13:52 PM
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
Xem tin theo ngày
-
Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội