Chăm sóc vật nuôi giai đoạn chuyển mùa
Từ cuối tháng 9/2020, trên địa bàn tỉnh bắt đầu tái phát sinh ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi, đến nay vẫn còn 12 ổ dịch tại 4 huyện chưa qua 21 ngày. Nguyên nhân khiến dịch bệnh tái phát được xác định chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không bảo đảm điều kiện phòng dịch cũng như không áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, bên cạnh đó vi rút gây bệnh có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, trong khi thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Trước tình hình đó, các địa phương trong tỉnh đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát bệnh dịch, bảo vệ đàn vật nuôi. Xã Quang Trung (Kiến Xương) là một trong những địa phương tích cực thực hiện công tác tái đàn lợn, đến nay tổng đàn lợn toàn xã có gần 800 con.
Ông Phạm Duy Phớn, Trưởng ban Chăn nuôi và Thú y xã cho biết: Để bảo vệ đàn lợn phát triển ổn định, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như chấp hành tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh theo quy định; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại; cung cấp thức ăn chất lượng, nước uống bảo đảm vệ sinh cho vật nuôi. Khi tái đàn phải lựa chọn mua con giống tại cơ sở uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật và lợn giống đã được xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Là hộ chăn nuôi gia cầm từ nhiều năm nay với số lượng hàng vạn con gia cầm các loại, ông Đoàn Văn Trường ở xã Thụy Văn (Thái Thụy) luôn chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, bảo vệ đàn vật nuôi, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Ông Trường cho biết: Bước vào vụ thu đông, thời tiết thay đổi đột ngột, bắt đầu có các đợt gió mùa đông bắc, trời se lạnh kèm theo mưa dễ dẫn đến gia cầm mắc bệnh. Vì vậy, tôi đã chủ động sửa chữa chuồng trại, che chắn xung quanh để tránh mưa tạt, gió lùa, đồng thời chuẩn bị thêm bóng điện sưởi giúp giữ ấm cho gia cầm những ngày nhiệt độ xuống thấp. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên thu gom chất thải, quét dọn chuồng nuôi, vệ sinh máng ăn uống, định kỳ phun hóa chất và rắc vôi bột để sát trùng chuồng trại nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, nắng, nóng, mưa ẩm xen kẽ làm cho gia súc, gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho vật nuôi. Thời điểm này, trâu, bò dễ bị nhiễm bệnh viêm phổi, lở mồm long móng, cảm lạnh; đàn lợn thường gặp một số bệnh như tai xanh, lở mồm long móng và hay gặp nhất là 4 bệnh đỏ; gia cầm dễ mắc bệnh tụ huyết trùng, Newcastle, bệnh cúm, tiêu chảy. Để bảo đảm sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp như: tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y; quan tâm đến chế độ dinh dưỡng; chú trọng công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng. Về chế độ dinh dưỡng, cho trâu, bò ăn đầy đủ, cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh, bảo đảm cho uống đủ nước. Đối với lợn và gia cầm có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn, nước uống một số vitamin, khoáng chất, chất điện giải cho con vật ăn trực tiếp; khi sử dụng thức ăn trực tiếp cần kiểm tra để kịp thời phát hiện và loại bỏ ngay thức ăn bị nấm mốc, mùi vị không bình thường. Người chăn nuôi cần tăng cường vệ sinh chuồng trại; chủ động che chắn chuồng trại cho vật nuôi vì vào ban đêm, sáng sớm thời tiết thường trở lạnh hoặc có gió mùa đông bắc; thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe cho vật nuôi để phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời, tránh để lây lan ra diện rộng gây thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi.
Thanh Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng