Đông Xá: Trồng cây vụ đông nâng cao thu nhập
Đông Xá đến nay vẫn là xã thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, vì vậy cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm đầu tư, hỗ trợ bà con nông dân phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mở rộng diện tích trồng cây vụ đông.
Ông Nguyễn Quang Thưởng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp như quy vùng sản xuất, cứng hóa kênh mương, đường giao thông nội đồng, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ tưới, tiêu... Bên cạnh đó, UBND xã còn đưa tiêu chí sản xuất vụ đông để bình xét thi đua khen thưởng hàng năm. Những nông dân trồng cây vụ đông nhiều, hiệu quả đều được khen thưởng. Người dân Đông Xá trước đây chỉ sản xuất 2 vụ lúa, đời sống còn khó khăn. Khi xã phát động phong trào trồng cây vụ đông, được hỗ trợ 100% giống bí xanh, bí đỏ, một phần giống của một số rau màu khác; được UBND xã tạo điều kiện thuận lợi, bà con đã hưởng ứng tích cực. Từ thắng lợi của những vụ đông đầu tiên, bà con nhận thấy vụ đông dễ làm, thời gian ngắn, tận dụng lao động nông nhàn, thu nhập cao hơn cấy lúa nên càng ngày càng “say” sản xuất vụ đông. Vì thế, nơi đây từ lâu đã trở thành “thủ phủ” bí đông của huyện Đông Hưng.
Năm nay, dù thời tiết đầu vụ không thuận lợi song bà con nông dân trong xã vẫn khắc phục khó khăn trồng được trên 170ha cây vụ đông, chiếm trên 60% diện tích đất canh tác. Trong đó, cây bí xanh, bí đỏ trên 100ha, còn lại là hành, ngô, khoai tây và rau màu các loại. Thời tiết lạnh, mưa nhiều không có lợi cho cây vụ đông ưa ấm, song bà con nông dân xã Đông Xá với kinh nghiệm hàng chục năm trồng bí vẫn chăm sóc cho cây phát triển, ra quả sai.
Ông Vũ Đăng Ủy, thôn Đông Bình Cách, xã Đông Xá phấn khởi cho biết: Giống năm nay vẫn được hỗ trợ 100% nhưng UBND xã đứng ra giúp bà con tìm nhà cung cấp giống có uy tín nên bí cho quả dài, to, dày thịt rất dễ bán. Bí năm nay được mùa lại được giá, đầu ra ổn định, đặc biệt mọi năm giá rẻ, quả nhỏ phải mang về chăn nuôi, năm nay quả nhỏ vẫn có người mua. Với 1,4 mẫu bí xanh, bí đỏ, gia đình tôi thu được trên 30 triệu đồng, gấp 3 - 4 lần cấy lúa.
Với người nông dân, nỗi lo lớn nhất là đầu ra. Còn ở Đông Xá, người trồng cây vụ đông lâu nay không phải lo đầu ra, cũng không sợ bị tư thương ép giá. Vì cứ đến mùa thu hoạch, không chỉ có các công ty nông sản về tận xã thu mua mà tại xã cũng có 6 tổ chức, cá nhân là người địa phương đứng lên thu mua bí của bà con cung cấp cho các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.
Chị Vũ Thị Giang, xã Đông Xá cho biết: Để góp phần giải quyết khó khăn về đầu ra cho cây bí, kích thích phong trào trồng cây vụ đông, nhất là trồng bí của địa phương, cũng là để tăng thu nhập cho gia đình, tôi đã đứng lên thu mua bí cho bà con trong xã hơn 10 năm nay để cung cấp cho các chợ đầu mối ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình... Đợt cao điểm, mỗi ngày tôi thu mua khoảng 15 tấn bí.
Chị Vũ Thị Giang (người ngoài cùng bên trái), xã Đông Xá (Đông Hưng) thu mua bí của bà con cung cấp cho các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh.
Năm nay, nông dân Đông Xá có thêm một vụ bí bội thu. Đầu vụ, giá bí cao 11.000 đồng/kg, cuối vụ vẫn bán được 6.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi sào các hộ thu từ 3 - 6 triệu đồng. Vụ đông này nhiều hộ thu từ 10 - 30 triệu đồng, hộ trồng nhiều thu được tới 40 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu với cây bí, nông dân Đông Xá còn thu nhập hàng chục triệu đồng với các loại cây vụ đông khác như hành, ngô, khoai tây...
Ông Vũ Đăng Vụ, thôn Đông Bình Cách cho biết: Gia đình tôi đầu tư trồng hành 3 năm nay. Năm nào tôi cũng trồng 1,4 mẫu hành. Trồng hành đơn giản, dễ chăm sóc. Vì trồng lấy củ nên khi nào được giá mới bán, rẻ thì để lại, không phải bán ngay như một số cây vụ đông khác. Mỗi vụ hành tôi thu được khoảng 30 triệu đồng. Hành đang phát triển rất tốt, chắc chắn sẽ bội thu.
Để sản xuất vụ đông phát triển cả về quy mô và hiệu quả bền vững, thời gian tới, xã Đông Xá đẩy mạnh xây dựng mối liên kết giữa nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong hỗ trợ, cung cấp giống và bao tiêu nông sản cho bà con nông dân. Ngoài ra, xã cũng sẽ nghiên cứu, tư vấn, vận động bà con trồng những cây có giá trị kinh tế cao làm nguyên liệu chế biến cho các doanh nghiệp.
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Diễn đàn thanh niên phát triển kinh tế xanh, bền vững
- Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Thái Bình năm 2024
- Lễ phát động “300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Gặp mặt truyền thống kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam
- UBND tỉnh: Tiếp tục nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng