Máy cấy trên những cánh đồng thửa lớn
Thời tiết sản xuất vụ xuân năm nay được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Thực tế, trong những ngày đầu tháng 2 - thời gian tập trung cho gieo cấy lúa xuân, liên tục có những đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ gieo cấy cũng như sinh trưởng của lúa mới cấy. Với quyết tâm hoàn thành gieo cấy trước ngày 25/2, huyện Kiến Xương đã tích cực đôn đốc nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương xuống đồng. Đến ngày 15/2, toàn huyện đã cấy được khoảng 7.000ha trong tổng số 11.050ha, trong đó trên 200 máy cấy các loại được huy động nhằm giải phóng sức lao động, bảo đảm lịch thời vụ đồng thời hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Ông Đặng Văn Quang, nông dân xã Bình Minh (Kiến Xương) cho biết: Trước tình trạng lực lượng lao động nông nghiệp ở nông thôn ngày càng giảm, độ tuổi lao động ngày càng tăng thì biện pháp áp dụng cơ giới hóa trong khâu cấy, mà cụ thể là gieo mạ khay, cấy bằng máy là giải pháp giải quyết được những vấn đề bất cập trên. Nếu cấy tay, 1 người mỗi ngày chỉ cấy được 1 - 1,5 sào trong khi sử dụng máy cấy, mạ khay chỉ trong 40 phút là xong 1 mẫu ruộng. Ngoài phục vụ diện tích của gia đình, tôi còn cấy thuê, thành lập trung tâm mạ khay. Vụ xuân này, tôi hợp đồng trọn gói từ gieo mạ đến cấy cho khoảng 200 mẫu ruộng của xã Vũ Hội (Vũ Thư). So với thuê cấy thủ công, cấy bằng máy sử dụng mạ khay giúp người dân tiết kiệm khoảng 100.000 - 120.000 đồng/sào. Ông Quang cho biết thêm, nhờ có máy nên với những diện tích ruộng người khác bỏ hoang, anh mượn để cấy. Hiện ông thuê trên 100 mẫu.
Trước đây, thị trấn Kiến Xương là địa phương có diện tích gieo thẳng lớn của huyện Kiến Xương. Nhờ các cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả các mô hình trình diễn cấy máy, tập quán canh tác của nông dân đã thay đổi. Ông Phạm Văn Hiền, Giám đốc HTX SXKD DVNN Thanh Nê, thị trấn Kiến Xương cho biết: Sau một số vụ thử nghiệm cấy lúa bằng máy đã cho thấy hiệu quả tích cực về môi trường, xã hội, kinh tế hơn hẳn so với cách gieo thẳng trước đây. Thứ nhất, ruộng không phải sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng, cây mạ cấy xuống khỏe, ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, mưa rét; khoảng cách cây - cây, hàng - hàng thưa nên thuận lợi trong quá trình chăm sóc; lúa sinh trưởng và phát triển đồng đều, trỗ bông tập trung, năng suất bảo đảm. Do vậy, diện tích cấy bằng máy tại địa phương tăng theo từng vụ. Vụ xuân này, toàn thị trấn có 20 máy cấy các loại, khoảng 90% diện tích do HTX quản lý được cấy bằng máy, nhờ đó bảo đảm thời vụ, giảm chi phí đầu vào cho người dân, khắc phục tình trạng thiếu lao động.
Là một trong những địa phương đi đầu trong việc áp dụng và mở rộng diện tích cấy bằng máy, vụ xuân này, toàn huyện Đông Hưng ước có khoảng 4.600ha lúa cấy bằng máy. Ông Lã Quý Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hưng cho biết: Các loại máy cấy: máy ngồi lái, máy cấy Văn Lang (do doanh nghiệp trên địa bàn huyện sản xuất), máy cấy cầm tay đã được nông dân huyện Đông Hưng mạnh dạn đầu tư, sử dụng linh hoạt, hiệu quả. Để hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, giảm áp lực về lao động, thời vụ, tăng năng suất, sản lượng, bảo vệ môi trường sinh thái và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng lúa gạo, thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục tham mưu UBND huyện ban hành chính sách về hỗ trợ mở rộng diện tích áp dụng máy cấy từ đó từng bước thay đổi tập quán của bà con nông dân, thúc đẩy nền nông nghiệp xanh, sạch.
Vụ xuân năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy 75.500ha, trong đó phấn đấu diện tích sử dụng mạ khay, cấy máy đạt trên 20% (tương đương trên 15.000ha). Thời gian tới, ngành nông nghiệp cùng các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh đẩy mạnh tích tụ ruộng đất để áp dụng mô hình gieo mạ khay, cấy bằng máy. Khuyến khích thành lập mới tổ hợp tác, HTX chuyên gieo mạ khay, cấy bằng máy; hỗ trợ xây dựng và triển khai các mô hình cơ giới đồng bộ từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, sấy lúa. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi đưa máy móc vào phục vụ sản xuất, từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, tăng thu nhập cho nông dân.
Nông dân xã Quỳnh Trang (Quỳnh Phụ) chăm sóc mạ khay chuẩn bị đưa ra gieo cấy.
Ngân Huyền
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng