Thứ 7, 23/11/2024, 19:33[GMT+7]

Một số lưu ý trong xử lý rơm rạ chuẩn bị cho gieo cấy lúa mùa 2023

Thứ 3, 27/06/2023 | 06:58:39
1,368 lượt xem
Hiện nay thu hoạch lúa chủ yếu bằng máy, lượng rơm rạ để lại trên đồng ruộng rất lớn; mặt khác, thời gian chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa rất ngắn. Vì vậy, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, rơm rạ sẽ không kịp phân hủy, gây hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho cây lúa.

Ảnh minh họa.

Một số diện tích bà con vẫn đốt rơm rạ ảnh hưởng đến môi trường, gây phát thải khí nhà kính và đặc biệt sẽ làm các vi sinh vật có ích trong đất bị chết, đất chai cứng. Khi đó đất không còn khả năng hấp thụ phân bón và sẽ bị rửa trôi. Hiệu quả sử dụng phân bón thấp dẫn đến chi phí sản xuất lúa tăng cao.

Phương pháp xử lý rơm rạ bằng các chế phẩm sinh học:

- Chủng loại: Có nhiều loại để sử dụng như chế phẩm sinh học Emuniv, Sumitri, AT-YTB, Trường Sơn Bio...

- Tác dụng của chế phẩm: Phân hủy nhanh rơm rạ, các chất hữu cơ, tạo chất mùn làm tơi xốp đất, bổ sung các chất dinh dưỡng và vi sinh vật có ích, tăng cường độ phì nhiêu của đất, tăng cường khả năng hấp thụ phân bón, khả năng chống chịu, hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn cho lúa mùa.

- Lượng dùng: 100 - 200g/1 sào Bắc bộ, tùy thuộc vào lượng rơm rạ, tàn dư trên đồng.

Cách sử dụng: Do lượng chế phẩm ít, bà con nên trộn đều với cát sạch hoặc cám gạo, rắc đều trên mặt ruộng ngay trước hoặc sau khi lồng dập rạ (lưu ý ruộng phải có nước), sau đó giữ nước 7 - 10 ngày rồi tiến hành bừa cấy.

Trung tâm khuyến nông Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày