Kinh doanh thức ăn chăn nuôi gặp khó
Mấy tháng nay, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi của vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương ở xã Chương Dương (Đông Hưng) giảm từ 80 - 90% lượng bán so với trước khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn.
Chị Phương cho biết: Gia đình tôi kinh doanh thức ăn chăn nuôi 4 năm nay, trung bình mỗi tháng bán hơn 30 tấn cám nhưng từ khi xảy ra bệnh dịch, lợn của các hộ chăn nuôi trong vùng mắc bệnh đem đi tiêu hủy hết nên dừng hẳn bán cám lợn, giờ chỉ bán cám cho gà, vịt nhưng với lượng không đáng là bao. Thông thường các hộ chăn nuôi thường mua cám của gia đình, sau 3 tháng xuất bán lợn mới trả tiền nhưng giờ lợn của họ chết hết rồi, cụt cả vốn nên không có tiền trả chúng tôi. Trong khi đó, để có vốn hai vợ chồng phải vay ngân hàng, giờ kinh doanh ế ẩm, tiền không có để trả, lãi mẹ đẻ lãi con, không biết chúng tôi phải xoay sở thế nào.
Cùng cảnh ngộ như chị Phương, anh Đinh Ngọc Thạo, chủ đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở xã Lô Giang (Đông Hưng) cho biết: Tôi kinh doanh thức ăn chăn nuôi 14 năm nay, trải qua rất nhiều đợt dịch bệnh trên đàn lợn rồi giá lợn hơi sụt giảm nhưng chưa bao giờ kinh doanh trong tình trạng khó khăn như đợt bệnh dịch tả lợn châu Phi này. Trên địa bàn xã Lô Giang và các xã lân cận khu vực tôi cung cấp thức ăn chăn nuôi, hộ chăn nuôi nào cũng trống chuồng, chưa thể tái đàn nên cám không bán được cho ai. Trước đây mỗi tháng tôi cung ứng từ 20 - 40 tấn cám cho bà con, giờ mỗi ngày cũng chỉ bán được vài bao cám cho các hộ nuôi gia cầm. Hiện nay bà con còn nợ gia đình khoảng 800 triệu đồng, thế nhưng sau đợt dịch họ cũng kiệt quệ, không có tiền để trả. Giờ đây gia đình rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, nợ không đòi được, kinh doanh thì ế ẩm, không biết xoay sở như thế nào để kiếm sống. Tôi mong Nhà nước sớm có cơ chế khuyến khích, hướng dẫn người chăn nuôi khôi phục lại sản xuất, bù đắp thiệt hại do bệnh dịch gây ra đồng thời giúp chúng tôi kinh doanh thuận lợi hơn.
Bà Trần Thị Dung, chủ đại lý thức ăn chăn nuôi ở xã Tân Lập (Vũ Thư) cho biết: Từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đến nay, lượng bán ra của gia đình đã giảm 70% so với trước, hiện nay chủ yếu bán cám cho gia cầm. Việc kinh doanh ế ẩm và chưa biết đến bao giờ có thể ổn định trở lại nên gia đình đang tính chuyển nghề khác để kiếm sống.
Trên địa bàn tỉnh hiện có hàng trăm đại lý thức ăn chăn nuôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết các đại lý bán cám và hộ chăn nuôi vẫn duy trì hình thức là đại lý cung ứng cám trước, đến khi xuất bán gia súc, gia cầm bà con mới thanh toán tiền. Thế nhưng khi bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát, lợn chết bị tiêu hủy đã làm cho các hộ chăn nuôi kiệt quệ, dẫn đến việc không thể trả nợ cho các đại lý. Trong khi đó, các đại lý thức ăn chăn nuôi khi mua hàng từ các công ty thường phải thanh toán tiền ngay, dẫn đến tình trạng nhiều đại lý rơi vào cảnh nợ nần, không thể duy trì việc kinh doanh.
Chị Trịnh Thị Lê, xã Đông Sơn (Đông Hưng) chia sẻ: Gia đình tôi chăn nuôi 10 năm nay nhưng chưa bao giờ rơi vào cảnh túng quẫn như hiện nay. Toàn bộ lợn mắc bệnh dịch phải tiêu hủy hết, nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng, nợ đại lý thức ăn chăn nuôi trên 500 triệu đồng. Hiện nay chuồng bỏ trống, người thì chơi mà không thể tái đàn được. Vì vậy, tôi đề nghị sớm chi trả tiền hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh cho người chăn nuôi; chỉ đạo hệ thống các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ cho người chăn nuôi và chủ đại lý thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ bà con tái sản xuất hoặc tiếp tục cho vay vốn để chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác giúp chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm dần, nhiều xã, phường, thị trấn đã công bố hết dịch, tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay người chăn nuôi vẫn chưa thể tái đàn. Điều này có nghĩa cả người chăn nuôi và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để tháo gỡ, tỉnh sớm hoàn thành việc hỗ trợ người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chỉ đạo ngành chuyên môn nắm bắt tình hình, hỗ trợ và hướng dẫn về kỹ thuật để người chăn nuôi chuyển hướng từ nuôi lợn sang nuôi các loại vật nuôi khác với thời gian nuôi ngắn, quay vòng vốn nhanh như gà, vịt, thủy sản... để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, có thu nhập bù đắp thiệt hại. Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, hạn chế bệnh dịch phát sinh, tăng cường hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi để bà con có thể tái đàn khi có đủ điều kiện.
Nhóm phóng viên
Tin cùng chuyên mục
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- Thái Thụy: Khó khăn tiêu úng cho lúa ngập sau bão 08.09.2024 | 18:31 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Quỳnh Phụ: Triển khai cơ chế, chính sách về tích tụ đất đai 07.12.2023 | 16:09 PM
- Thái Thụy: Chủ động tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp 27.09.2023 | 18:15 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Mật độ sâu cuốn lá nhỏ cao gấp nhiều lần so với cùng kỳ nhiều năm 15.08.2023 | 15:45 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam
- UBND tỉnh họp nghe báo cáo tiến độ thực hiện và công tác GPMB các dự án nhà ở thương mại và khu dân cư NTM kiểu mẫu
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII