Thứ 7, 16/11/2024, 04:35[GMT+7]

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 sẽ không cao

Thứ 6, 07/12/2012 | 07:53:41
967 lượt xem
Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, đến hết tháng 11/2012, lạm phát tăng trong tầm kiểm soát. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,47% so với tháng 10, tăng 6.52% so với tháng 12 năm trước tăng 6.52% và tăng 7.08% so với tháng 11 năm 2011.

Như vậy, CPI đã có tốc độ tăng chậm hơn so với tháng 10 (tăng 0,85% so với tháng 9). Bên cạnh đó, theo tính toán của UBGSTCQG, CPI lõi theo tháng trong 3 tháng gần đây đang được giữ ổn định ở mức khá tốt và dao động quanh mức 1% (CPI lõi tháng 9 nếu loại trừ yếu tố thời vụ do điều chỉnh lại phí giáo dục và giá dược phẩm, y tế cũng chỉ tăng 1,05% so với tháng 8).

 

Có thể nói, việc điều hành chính sách một cách thận trọng và nhất quán là nguyên nhân chính giúp lạm phát được kiềm chế ổn định trong những tháng qua. Tuy nhiên, sự suy giảm tổng cầu của nền kinh tế cùng với khả năng hấp thụ vốn yếu kém cũng tạo nên những nguyên nhân khách quan góp phần kìm hãm sự gia tăng chỉ số giá tiêu dùng. Do đó, dù NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ khá lớn kể từ đầu năm tới nay (khoảng 10 tỷ USD, tương đương với lượng ngoại tệ NHNN mua vào năm 2007), có nghĩa là đã có hơn 200.000 tỷ đồng được “bơm” ra lưu thông trong năm 2012 nhưng tình trạng lạm phát gia tăng đã không xảy ra tương tự như năm 2007. Tính toán của UBGSTCQG cho thấy, những yếu tố mang tính chi phí đẩy làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng trong tháng cuối năm là không lớn. Vì vậy, giả định CPI tháng 12 tăng khoảng 1% so với tháng 11, lạm phát cả năm sẽ ở mức dưới 8%.

 

Tuy nhiên, phân tích rõ hơn về cách điều hành giá cả của Việt Nam, ông Deepak Mishra (kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam), cho rằng, Việt Nam kiểm soát giá cả vẫn nặng về các biện pháp hành chính. Cách làm này có thể giúp ổn định giá cả trong thời gian ngắn, nhưng lại làm lạm phát tăng cao và mất ổn định trong trung hạn. “Giai đoạn gần Tết, một số mặt hàng biến động mạnh mà không có cách gì kiểm soát được và đã trở thành qui luật” – ông Deepak Mishra dẫn chứng.

 

Bình luận về chính sách của Việt Nam, ông Deepak Mishra nhớ lại, năm 2008-2009, khi lạm phát tăng, Chính phủ giảm cung tiền, sau đó lại nới lỏng chính sách tiền tệ. Việc nới lỏng này được thực hiện quá sớm lại kéo dài nên ảnh hưởng đến lạm phát các năm tiếp sau.

 

Thực tế, nếu CPI tăng quá cao Chính phủ thường sử dụng các giải pháp về thắt chặt tiền tệ hoặc tài khóa, hoặc một số giải pháp phù hợp khác để điều chỉnh lại cân đối tiền hàng, rút bớt lượng tiền trong lưu thông để hạn chế việc tăng giá. Chính phủ đã rất linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, lúc thắt chặt, lúc nới lỏng. Cho tới nay, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định về tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập, tăng xuất khẩu…. song những yếu kém của nền kinh tế cũng dần xuất hiện, đặc biệt tình trạng lạm phát luôn có xu thế tăng cao. Nếu năm 2009, lạm phát là 6,88% thì năm 2010, con số n ày là 11,75% và 2011 là 18,13%.

 

Bước sang năm 2012, mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã đạt được. Đến thời điểm này, lạm phát năm có thể đứng ở mức 7,5%. Tuy nhiên, bên cạnh việc đạt được mục tiêu về kiềm chế lạm phát thì tình trạng trì trệ trong nền kinh tế cũng xuất hiện như: tồn kho lớn, tiêu dùng giảm, vốn tín dụng ứ đọng, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp tăng cao, nhiều DN ngừng hoạt động hoặc phá sản.

 

Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Thúy Nga – Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), với việc đưa ra các chỉ tiêu kinh tế-xã hội hàng năm (ngắn hạn) và 5 năm (trung hạn) trong các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, cùng các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp từng năm/thời kỳ, có thể nói nước ta đang tiến đến thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Cùng với sự hội nhập quốc tế, các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng giảm, tính độc lập của NHNN được tăng cường… sẽ làm cho chính sách quản lý vĩ mô của Việt Namon> ngày càng tiệm cận với thông lệ quốc tế.

 

Ngoài ra, theo Deepak Mishra, gánh nặng nợ xấu vẫn đang đè nặng lên nền kinh tế. Thế nhưng đến nay không ai biết chính xác nợ xấu là bao nhiêu vì có quá nhiều con số. Tỷ lệ nợ xấu chính thức là 4,93%, nhưng cơ quan thanh tra giám sát NH (thuộc NHNN) cho rằng con số này là 8,82%. Còn giới phân tích độc lập và nghiên cứu lại ước tính cao hơn nhiều các mức trên. “Chỉ cần chênh 1% thì qui mô nợ xấu đã ở mức khác, vì nếu tính theo qui mô nền kinh tế thì1% nợ xấu đã là 1,1 tỷ USD” – ông Deepak Mishra nói.

 

Nhận định về các triển vọng của nền kinh tế Việt Namon>, ông Deepak Mishra đặc biệt nhấn mạnh đến việc cải cách hệ thống doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). “3 năm qua, tốc độ cải cách DNNN không được như mong muốn. Chính vì vậy, cần có các hành động định hướng cụ thể, bao gồm cả lộ trình cổ phần hóa, quản trị DN, minh bạch, công bố thông tin, hạn chế cấp phát ngân sách” -ông Deepak Mishra nói.

 Theo vov.vn

  • Từ khóa