Thứ 7, 16/11/2024, 02:23[GMT+7]

Những ngành kinh doanh tiềm năng năm 2013

Thứ 5, 03/01/2013 | 15:55:03
1,669 lượt xem
Có không ít ngành hàng đầy tiềm năng được dự báo sẽ phát triển mạnh vào năm sau

Các nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh

Nhóm mặt hàng tiêu dùng nhanh (Fast Moving Consumer Goods - FMCG) như nước giải khát, bia, sữa, nước uống, bột giặt, sữa tắm, dầu gội, dược phẩm, thực phẩm chế biến… vẫn tăng trưởng đều trong năm 2012 bất chấp kinh tế khó khăn. 

Theo đánh giá của AC Nielsen, mặc dù người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng những mặt hàng thuộc nhóm tiêu dùng nhanh vẫn tăng trưởng mạnh. Tốt nhất là nhóm hàng bia, nước giải khát, sữa và thực phẩm. Kết thúc năm 2012, các công ty chuyên về hàng tiêu dùng nhanh như Vinamilk hay Masan cũng tăng trưởng rất mạnh.

 

Hàng tiêu dùng nhanh đã đẩy mức chi tiêu trung bình ở hộ gia đình hàng năm vượt ngưỡng 1.000 USD tại thành thị và tại nông thôn sẽ đạt đến mức này trong 10 năm tới. Năm 2011, tổng giá trị của nhóm FCMG đạt 8 tỷ USD và với tốc độ tăng trưởng trung bình 12%/năm trong 10 năm tới, tổng giá trị thị trường sẽ đạt đến 20 tỷ USD.

Sự phát triển của mặt hàng tiêu dùng nhanh còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các kênh phân phối, chuỗi bán lẻ, siêu thị. Hiện tại, hệ thống siêu thị của các tập đoàn nước ngoài như Metro, Big C đang có kế hoạch tấn công thị trường nông thôn, các tỉnh, thành phố nhỏ. 

 

Fast Food

Năm 2013 dự kiến sẽ là năm cạnh tranh khốc liệt của các cửa hàng đồ ăn nhanh. Những ông trùm như KFC, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut đang làm mưa làm gió trong thị trường thức ăn nhanh (fastfood) của Việt Namon>. 

Dự báo vào năm sau, thị trường fastfood của Việt Namon> sẽ đón tiếp thêm nhiều tên tuổi lớn nữa. Cụ thể vào ngày 20/10 vừa qua, tập đoàn cung cấp dịch vụ đồ ăn nhanh hàng đầu của Mỹ-Burger King, đã mở hệ thống chuỗi cửa hàng của mình tại Việt Nam. Tiếp theo đó Starbucks cũng chuẩn bị cho sự xuất hiện của mình bằng một cửa hàng sắp khai trương tại Tp Hồ Chi Minh vào đầu năm 2013.

Cơ cấu dân số trẻ và thích làm quen với sản phẩm mới, Việt Namon> hiện là một thị trường đầy tiềm năng cho những cửa hàng đồ ăn nhanh. Các cửa hàng này chủ yếu đầu tư kinh doanh tại Việt Namon> thông qua nhượng quyền kinh doanh. Đây là giải pháp tối ưu cho các nhà đầu tư (nhà đầu tư), giúp doanh nghiệp (doanh nghiệp) giảm chi phí, bớt rủi ro và gánh nặng về quản lý thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng chen chân vào Việt Namon>.

 

Dù được nhận định là sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, Fastfood lại không phải là thế mạnh của các DN Việt. Nhiều chuyên gia trong ngành dự đoán sẽ có một cuộc "nội chiến" thương hiệu ngoại, trong khi thương hiệu thức ăn nhanh Việt Nam đã đuối nay lại đuối hơn.

 

Hàng xa xỉ

Một nghịch lý là dù kinh tế khó khăn, 81% người dân thắt chặt chi tiêu cho những sản phẩm không cần thiết nhưng ngành hàng xa xỉ vẫn được xem là đầy tiềm năng. Việc Hermes mở thêm 1 cửa hàng tại Tp Hồ Chí Minh vừa qua và sự xuất hiện của chủ tịch Hermes tại Việt Namon> là một minh chứng về điều này.

Với hàng xa xỉ phẩm nhập khẩu lên đến 10 tỷ USD trong năm 2012 (số liệu của Bộ Công Thương), làn sóng các thương hiệu mới khai trương hàng tuần vẫn ồ ạt xuất hiện tại các thành phố lớn. Con số này dự báo sẽ tiếp tăng khi mà tầng lớp trung lưu tại Việt Namon> đang dần tăng lên.

 

Nhiều trung tâm thương mại (TTTM) đã được dựng lên chứa không thiếu nhãn hàng cao cấp nào. Vincom Center A là trung tâm thương mại (TTTM) thứ 5 thuộc chuỗi TTTM mang thương hiệu Vincom Center, đánh dấu cột mốc trong mục tiêu đạt 1 triệu m2 mặt bằng bán lẻ hiện đại vào năm 2015 do Tập đoàn Vingroup đầu tư và quản lý.

Đây cũng là khu trung tâm lấp đầy các gian hàng cho thuê với các thương hiệu bậc nhất thế giới như Hermes, Christian Dior, Hugo Boss, Chopard, Versace, Ralph Lauren, Zegna, Omega, IWC, Montblanc... Tỷ lệ tương tự tại Vincom Center Bà Triệu, Vincom Center Long Biên (Hà Nội) và Vincom Center B (TP.HCM). 

Tam Sơn chính là nhà phân phối mang thương hiệu Hermes về Việt Namon>. Hiện tại, công ty này đã sở hữu 10 cửa hàng bày bán những sản phẩm chính hãng của các thương hiệu cao cấp như Hermes, Kenzo, Hugo Boss, Korloff, TAG Heuer... Dự định cho tới năm 2015, Công ty này sẽ phát triển lên tới 50 cửa hàng và bày bán thêm nhiều thương hiệu cao cấp khác.

Theo dddn.com

  • Từ khóa