Thứ 7, 16/11/2024, 02:46[GMT+7]

Nhập thịt cho Tết Nguyên đán?

Thứ 4, 09/01/2013 | 09:14:45
869 lượt xem
Nhu cầu tiêu dùng thịt ngày càng tăng cao vào dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán đang gây không ít lo ngại về nguy cơ nhập khẩu thịt để ăn tết.

Đối mặt với nạn gà lậu, lao đao vì không vay được vốn, khó khăn trong tiêu thụ… là thực trạng hiện nay của ngành chăn nuôi. Hàng loạt nông hộ vì thua lỗ mà giảm đàn, bỏ chuồng.

 

Nhu cầu tiêu dùng thịt ngày càng tăng cao vào dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán đang gây không ít lo ngại về nguy cơ nhập khẩu thịt để ăn tết.

 

Chăn nuôi liên tiếp “mắc cạn”

 

Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) ngày 19-11 nhận định, tình hình chăn nuôi đang vô cùng khó khăn nên tổng đàn lợn, gà cả nước giảm từ 2 - 5% so với mọi năm. Cùng với đó là giá bán giảm mạnh trong khi tất cả các chi phí đầu vào tăng cao. Tại các tỉnh miền Bắc, trong tháng 10 và đầu tháng 11, giá thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ khoảng 40.500đ/kg, giá gà thịt lông trắng (gà công nghiệp) 28.500đ/kg, giá gà thịt lông màu (gà ta) khoảng 41.500 đ/kg, trứng gà công nghiệp khoảng 1.800đ/quả... Theo nhiều hộ nuôi, đây là mức giá sát giá thành sản xuất, thậm chí hụt hơn so với chi phí đầu vào. Tại HTX Cổ Đông (Sơn Tây – Hà Nội), hơn 40% số hộ chăn nuôi của HTX đã giảm đàn, bỏ trống chuồng. Anh Trần Văn Chiến – Chủ nhiệm HTX - cho biết: “Giá bán vừa với giá chi phí thì còn cố duy trì đàn gà đẻ, nhưng riêng với gà trắng thịt, hàng chục hộ hiện đã phải bỏ đàn vì thua lỗ, không thể nào cầm cự được”. Theo anh Chiến, giá gà trắng thịt tại đây phải chịu mức lỗ từ 6.000 – 7.000đ/kg, mỗi lứa có nhà lỗ đến hàng trăm triệu. Đàn gia cầm giảm từ 1 triệu con năm 2011 xuống còn 700.000 con.

 

Chăn nuôi lợn còn bi đát hơn, bởi giá lợn hơi hiện đang rớt thảm hại. Tại Cổ Đông, tổng đàn lợn giảm từ 170.000 con năm 2011 xuống còn 140.000 con. Nhiều tỉnh Namon> Định, Thái Bình... suốt từ năm ngoái đến nay giá bán lợn hơi chỉ còn từ 35.000 – 45.000đ/kg, trong khi giá thành sản xuất đội lên 45.000 – 50.000đ/kg. Như vậy với mỗi con lợn, bà con lỗ trung bình từ 800.000 – 1 triệu đồng. Tại Hà Nội, hiện các lò mổ tập trung hoạt động rất cầm chừng do nhiều hộ nuôi thua lỗ. Cả thành phố có 3 cơ sở giết mổ lợn công suất lớn từ 400 - 1.000 con/ngày thì thực tế, chỉ từ 20 -30 con được giết mổ mỗi ngày tại đây. Nhiều hệ thống siêu thị nội thành như FiviMart, Minh Hoa... cũng chuộng thịt nhập khẩu hơn thịt nội khiến tình trạng chăn nuôi khó khăn lại càng bi đát hơn.

 

Nhập thịt để ăn tết?

 

Lượng gia súc, gia cầm chăn nuôi đang ít đi, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao từ nay đến tết nên giá thành sản phẩm cao hơn là điều dễ xảy ra - Hội Chăn nuôi - nhận định. Chủ tịch hội - ông Nguyễn Đăng Vang - cho hay: “Lượng thịt sẽ thiếu hụt nhưng không đáng kể. Về giá, ở phía nam nhiều khả năng giá không quá 55.000đ/kg, miền Bắc giá cũng sẽ cao hơn, đặc biệt thịt thành phẩm sẽ hút sang TQ nhiều hơn do bán được giá thành cao hơn trong nước với khoảng 52.000đ/kg lợn hơi (giá lợn hơi trong nước là 45.000 – 46.000đ/kg)”. Còn theo Cục Chăn nuôi, nguồn thịt phục vụ Tết Nguyên đán sẽ thiếu hụt nhưng số lượng không lớn. Theo đó, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng VN sản xuất khoảng  250.000-260.000 tấn thịt các loại, đáp ứng 90% nhu cầu. 10% còn lại với khoảng 30.000 - 40.000 tấn thịt phải nhập khẩu.

 

Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Thanh Sơn cho biết: “Lo ngại nhất vẫn là kiểm soát lượng thịt gia cầm lậu ra vào biên giới. Hiện gà lậu thải loại giá rẻ lấn át quá nhiều thị trường gà trong nước khiến nông dân rất chật vật tiêu thụ. Nông hộ bỏ chuồng nhiều, giảm số lượng nên càng có cớ để gà lậu hoành hành, đặc biệt từ nay đến cuối năm”. Cùng với nạn gà lậu, người nông dân còn phải đối mặt với các loại chi phí sản xuất tăng cao, đặc biệt là thức ăn chăn nuôi, do đó không thể nào hạ giá thành xuống thấp hơn được nữa. Từ tháng 8 đến nay, Chính phủ đã hỗ trợ cho hộ nông dân vay vốn lãi suất 11%/năm và dãn nợ 2 năm. Song thực tế, không mấy ngân hàng mặn mà, bởi với mức cho vay 15%/năm, hiện một số ngân hàng đã phải chịu lỗ khoảng 4%/năm.

 

Theo Bộ NNPTNT, mỗi năm cả nước tiêu dùng khoảng 48 triệu con lợn, 900 triệu con gia cầm và 8 tỉ quả trứng. Dự kiến dịp tết năm nay sức mua thực phẩm của người dân tăng 8-10% so với bình thường. Cùng với 40.000 tấn thịt nhập khẩu chính ngạch, Bộ NNPTNT dự báo sẽ có khoảng 60.000 tấn thịt gà nhập lậu từ nay cho đến Tết Nguyên đán 2013.

Theo Lao động 

 

  • Từ khóa