Chủ nhật, 10/11/2024, 05:53[GMT+7]

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6%

Thứ 2, 23/12/2013 | 15:05:00
709 lượt xem
Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2013 diễn ra sáng 23/12, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, Vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp (Tổng cục Thống kê) cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2013 của cả nước tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6%

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thông kê giá (Tổng cục Thống kê) khẳng định: năm nay chỉ số CPI tăng thấp so với 10 năm trở lại đây. Các năm trước chỉ số CPI tăng như sau: năm 2004 tăng 9,5%; năm 2005 tăng 8,4%; năm 2006 là 6,6%; năm 2008 là 19,89%; năm 2011 là 18,13%, năm 2012 là 6,81%, 2013: 6,04%.

Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%, hàng ăn dịch vụ ăn uống tăng 0,49%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25%... Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giảm gồm: giao thông giảm 0,23%, bưu chính viễn thông giảm 0,01%.

 

Liên quan đến việc tăng giá xăng, ông Nguyễn Đức Thắng nhấn mạnh: dù có 6 đợt giảm nhưng tính chung cả năm, giá xăng dầu vẫn tăng mạnh 2,18%. Giá xăng dầu sau nhiều đợt điều chỉnh tăng và giảm nhưng cả năm vẫn tăng mạnh 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Cả năm 2013, giá xăng dầu được điều chỉnh 4 đợt tăng và 6 đợt giảm.

 

Ông Nguyễn Đức Thắng cũng đưa ra dự báo trong năm 2014, CPI tiếp tục tăng nhưng tăng không quá cao do việc phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ cũng như tăng giá dịch vụ y tế, điện và nước. Đây là các mặt hàng do Nhà nước quản lý được tăng giá theo lộ trình có ảnh hưởng nhiều tới CPI. Tuy nhiên, điều quan trọng là Chính phủ cần phải có cam kết sẽ tiếp tục đặt ưu tiên cho kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, giữ tăng trưởng ở mức hợp lý, chứ không nên chủ quan với chỉ số lạm phát hiện tại.

Nguồn vov.vn

 

  • Từ khóa