Thứ 2, 18/11/2024, 20:31[GMT+7]

Gánh nặng nghìn tỷ để "khai tử" ngành tấm lợp fibro xi măng!

Thứ 3, 22/10/2019 | 08:25:06
917 lượt xem
Ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng có chứa sợi amiăng trắng đối mặt với nguy cơ phải khai tử, thiệt hại lớn trước những đề xuất ban hành lệnh cấm loại vật liệu này. Thêm vào đó, chi phí thay thế số tấm lợp đang được sử dụng, chi phí để xử lý, tiêu hủy hàng triệu m2 tấm lợp sau tháo dỡ… còn lớn hơn nhiều lần.

Hiệp hội tấm lợp Việt Nam đưa tấm lợp tới hỗ trợ người dân vùng bị thiên tai, bão lũ.

Những tháng ngày song hành cùng bà con vượt khó 

Ngành sản xuất các sản phẩm fibro xi măng đã phát triển cực thịnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hơn 60% người dân Brazil, Nga, Trung quốc, Ấn Độ… hiện vẫn đang sử dụng các bể chứa nước và tấm lợp sử dụng loại vật liệu này. Riêng các nước Châu Á có điều kiện kinh tế và khí hậu tương đương Việt Nam như Thái Lan, Indonesia. Malaysia… thì sản phẩm tấm lợp fibro xi măng gần như là lựa chọn duy nhất của người dân các vùng nông thôn, miền biển.

Việt Nam có thời điểm ghi nhận hơn 40 nhà máy sản xuất tấm lợp fibro xi măng với tổng công suất thiết kế 105 triệu m2/năm. Loại tấm lợp này được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng vì có giá thành rẻ, độ bền cao, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh trong điều kiện khí hậu thay đổi đột ngột và không bị hoen gỉ bởi hơi nước biển, sương muối, không bị ăn mòn bởi khói bếp hoặc axit có trong phân gia súc, gia cầm.

Đặc biệt, mỗi khi có thiên tai gây thiệt hại, loại tấm này luôn được các cơ quan, tổ chức huy động để ứng cứu gia đình các nạn nhân sớm dựng lại được nhà, có chỗ trú ngụ, che mưa nắng.

Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp sản xuất tấm lợp đã rơi vào cảnh khó khăn vì bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những thông tin tiêu cực rằng amiăng trắng có trong tấm lợp fibro xi măng gây bệnh ung thư. Đáng chú ý, việc vận động cấm sử dụng amiăng trắng lại đi liền với việc khuếch trương loại sợi tổng hợp PVA để thay thế dù thực tế vẫn chưa nhà máy, dây chuyền nào sản xuất, cung cấp thành công loại tấm lợp mới.

Nhiều chuyên gia y tế trong lĩnh vực bệnh nghề nghiệp phân tích, theo thống kê của WHO, năm 2016, Việt Nam có đến 60.000 người chết vì ô nhiễm không và 79.000 người chết vì uống rượu bia. Riêng bệnh ung thư phổi, Cơ quan nghiên cứu quốc tế về bệnh ung thư (IARC) đã ghi nhận 10.710 ca tử vong tại Việt Nam vào năm 2018 mà nguyên chính xuất phát từ việc hút thuốc, uống rượu, béo phì, không hoạt động thể dục và sử dụng chất đốt không đúng cách. Tuy nhiên, nhiều chất trong số chúng đến giờ vẫn chưa bị cấm hoặc được sử dụng có kiểm soát. Trong khi đó, 20 năm qua, các cơ quan chức năng vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào về tác hại của amiăng trắng khi chưa phát hiện bệnh nhân ung thư trung biểu mô phổi nào do tiếp xúc với loại sợi này. Đề xuất Chính phủ cấm amiăng trắng chỉ được triển khai với lý do “khuyến cáo của WHO” mà không cần nghiên cứu thêm.

Những câu hỏi “treo”… nghìn tỷ

Gánh nặng nghìn tỷ để khai tử ngành tấm lợp fibro xi măng! - 2

Chi phí thay thế, tháo dỡ, tiêu hủy với hàng triệu mái nhà đang sử dụng tấm lợp fibro xi măng khó dừng ở con số trăm tỷ.

Đứng trước sự sống còn của ngành, hàng loạt các đơn thư kêu cứu của doanh nghiệp và người lao động đã được gửi tới các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ kiến nghị xem xét dừng ban hành lệnh cấm vì không phù hợp với các quy định của Luật đầu tư, không có cơ sở khoa học và không phù hợp với thực tiễn. Giám sát vấn đề này, UB Khoa học Công nghệ & Môi trường của Quốc hội đã tổ chức khảo sát thực tế, tiến hành các phiên giải trình, hội thảo, hội nghị nhưng những câu hỏi mà nhiều chuyên gia, doanh nghiệp, người lao động chất vấn đến nay vẫn không có lời giải đáp thuyết phục.

Hàng loạt câu hỏi vẫn đang “treo” như: Tại sao amiăng trắng lại bị cấm trong khi có hàng nghìn chất độc hại khác đã được chứng minh tác hại vẫn “vô can”? Tại sao những kết quả nghiên cứu cho thấy không phát hiện được bệnh nhân ung thư do amiăng trắng tại Việt Nam không được công nhận? Tại sao lại chỉ đề xuất cấm amiang trắng trong sản xuất tấm lợp mà không cấm trong má phanh thang máy, ô tô, xe máy, quần áo chống cháy và hàng nghìn thiết bị cách nhiệt, bảo ôn khác? Tính toán thế nào về vật liệu thay thế khi cả 3 nhà máy từng thử nghiệm sản xuất tấm lợp với sợi PVA đều thất bại? Cấm tấm lợp fibro xi măng rồi thì hàng triệu mái nhà đang sử dụng tấm lợp này sẽ thay thế bằng vật liệu gì có thể thay thế với những đặc tính ưu việt mà giá thành tương tự? Chi phí đền bù cho doanh nghiệp, cho công nhân nếu đóng cửa nhà máy từ đâu ra? Ai chi trả hơn 300 tỷ đồng chi phí thay thế toàn bộ tấm lợp đang dùng của bà con? Ngân sách nào để thu hồi chôn lấp hàng triệu m2 tấm lợp bị tháo dỡ?...

Trước ngồn ngộn những vướng mắc đó, tháng 8 vừa qua, UB Khoa học Công nghệ & Môi trường của Quốc hội có công văn số 1441 thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu trung thực, công khai kết quả để chứng minh có hay không sự nguy hại của amiang trắng tới sức khoẻ người lao động và người sử dụng. Các góp ý, đề xuất, phản biện chính sách liên quan đến amiang trắng cần bảo đảm tính khoa học, đánh giá đúng về amiang trắng, để người dân hiểu đúng bản chất sự việc, tránh tuyên truyền thái quá gây hoang mang dư luận. Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ đạo kiểm tra kết quả áp dụng thực tế của các đề tài nghiên khoa học sản xuất tấm lợp.


  • Từ khóa