Ngành dệt may Cơ hội nhiều, thách thức lớn
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Ngành dệt may của Thái Bình phát triển khá nhanh và mạnh. Toàn tỉnh hiện có 234 doanh nghiệp dệt may, tăng 139 doanh nghiệp so với năm 2005. Trong đó, may mặc 110, dệt và kéo sợi 94, thêu 25, da giầy 5. Các sản phẩm dệt may khá đa dạng, phong phú với nhiều mẫu mã và quy cách khác nhau tùy theo yêu cầu của từng thị trường. Sản phẩm dệt may của Thái Bình hiện nay được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Nhật Bản, các nước ASEAN, châu Âu và gần đây là Hoa Kỳ-một thị trường khá khó tính.
Năm 2012, giá trị sản xuất ngành dệt may toàn tỉnh đạt 8.089,1 tỷ đồng, chiếm 29,4% giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Từ cuối năm 2012 trở lại đây, ngành dệt may đang phục hồi khá nhanh và có chiều hướng phát triển mạnh. 11 tháng đầu năm 2013, hầu hết các sản phẩm dệt may đều tăng như: khăn các loại tăng 11,2%; áo khoác dài, áo khoác không tay tăng 9,64%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket tăng 12,16%; áo sơ mi cho người lớn tăng 19,27%; polyaxetal, polyester khác tăng 35,88%; xơ staple tổng hợp tăng 84,98%...
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đã ký các đơn hàng sản xuất ổn định đến hết quý III/2014 nên dự báo ngành dệt may sẽ có bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Giá trị xuất khẩu dệt may năm 2012 đạt 541,217 triệu USD, chiếm 71,8% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may toàn tỉnh ước tăng 22,6% so với năm 2012. Dệt may hiện cũng là ngành tạo nhiều việc làm nhất cho người lao động với khoảng 60 nghìn người, mức lương bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng, chiếm gần 42% số lao động sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Ông Ðặng Văn Thái, Chủ tịch Chi hội Dệt may Thái Bình cho biết: Hiện nay Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang tiến đến những vòng đàm phán cuối cùng, trong đó dệt may luôn là một nội dung quan trọng. Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai thị trường lớn của xuất khẩu dệt may Thái Bình đồng thời cũng là thành viên trong TPP. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng là những thị trường rất khó tính, hàng hoá nhập khẩu vào những nước này phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong khi phát triển dệt may ở Thái Bình vẫn còn một số tồn tại nếu không sớm khắc phục thì sẽ mất rất nhiều cơ hội.
Hạn chế trước hết là phần lớn máy móc thiết bị của các doanh nghiệp dệt may đều chưa được đầu tư tiên tiến, hiện đại. Tỷ lệ nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may sản xuất trong nước chiếm rất thấp, phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến tăng chi phí, lợi nhuận giảm.
Thời gian tới, Thái Bình xác định dệt may vẫn là ngành sản xuất công nghiệp mũi nhọn, chủ lực, phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt 743,318 triệu USD, đến năm 2020 tăng 1.197,121 triệu USD. Ðể đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ tiếp tục ưu tiên, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất các sản phẩm xơ, sợi, may mặc chất lượng cao, nâng cao giá trị hàng may FOB và giảm tỷ lệ hàng may gaia công, đồng thời khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp phụ trợ cho ngành may.
Tuy nhiên trong điều kiện ngành dệt may có nhiều cơ hội và thách thức đan xen như hiện nay, ngoài định hướng lớn từ phía tỉnh, bản thân mỗi doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình cũng cần xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình để kịp thích ứng với những biến động của thị trường. Vấn đề mấu chốt phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị công nghệ, đầu tư có chiều sâu kết hợp đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Tiền Hải: Doanh nghiệp vượt khó tăng tốc sản xuất cuối năm 20.10.2024 | 11:17 AM
- Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về an toàn điện cho doanh nghiệp 19.10.2024 | 18:21 PM
- Cùng xây dựng Liên Hà Thái thành “thủ phủ” ngành thiết bị bán dẫn 19.02.2024 | 09:01 AM
- Quỳnh Phụ: Kinh tế tiếp đà tăng trưởng 30.12.2023 | 15:34 PM
- Tập huấn nghiệp vụ an toàn điện cho các doanh nghiệp 09.09.2023 | 16:57 PM
- Trung tâm Khuyến công – Tư vấn phát triển công nghiệp: Tập huấn chuyên môn nghiệp vụ và an toàn điện 22.04.2023 | 21:36 PM
- Thành phố: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 17,58% 04.11.2022 | 18:43 PM
- Ký kết hợp đồng mua bán điện năng lượng mặt trời 01.11.2022 | 15:12 PM
- Kiểm tra điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất 04.10.2022 | 15:37 PM
- Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình: Đối diện nguy cơ tạm dừng hoạt động do thiếu than 12.04.2022 | 10:03 AM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- UBND tỉnh: Nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026