Bề tôi tiết nghĩa
Năm 1529, Mạc Đăng Doanh nối ngôi tiếp tục truy sát vua Lê. Khoảng năm 1531 - 1532, Mạc Đăng Doanh bắt được vua Lê Cung Hoàng cùng thân quyến, không lâu sau đem sát hại. Lúc này Mạc Đăng Doanh thuyết phục Tiến sĩ Đặng Ất về làm quan cho nhà Mạc nhưng ông không chấp thuận, quyết giữ khí tiết với nhà Lê, họ Mạc bắt giam ông vào ngục, ông tuẫn tiết để thể hiện “tôi trung không thờ hai vua”.
Tiến sĩ Đặng Ất sinh năm 1494, năm mất không rõ. Theo một số nguồn khảo luận, Tiến sĩ Đặng Ất sinh ra ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Từ nhỏ, Đặng Ất theo gia đình di cư ra Bắc sinh sống nhưng không rõ ở đâu. Sau này, con cháu dòng họ Đặng toàn quốc đã tìm thấy “Gia phả dòng họ Đặng tộc Đại tông chi ất” của dòng họ Đặng (Tiên Điền) - Uy Viễn (Hà Tĩnh) có ghi chép về thân thế Tiến sĩ Đặng Ất vỏn vẹn: “Ông Đặng Thọ Cương và Nguyễn Thị Liệu từ tâm sau khi sinh hạ 2 con trai, lớn là Đặng Giáp, nhỏ là Đặng Ất rồi cả nhà di cư không rõ”. Dòng họ Đặng Việt Nam đã xác định gia đình cụ Đặng Thọ Cương ban đầu di cư ra sống vùng “Bãi Sậy” tỉnh Hưng Yên (thôn Hương Quất, xã Thành Công, huyện Khoái Châu) sau dời sang định cư ở xóm Hương Hà, làng Nguyên Xá, xã Phúc Hải, tổng Tống Xuyên, huyện Ngự Thiên (nay là thôn Hà Nguyên, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà).
Nhắc tới Phúc Thần làng Hà Nguyên - Tiến sĩ Đặng Ất, các bậc cao niên trong làng thường nhắc tới bia ký “Nguyễn Kiều thị bi” trước đây ở đình Hà Nguyên có chép rằng: “Cầu Nguyễn, xã Phúc Hải, huyện Ngự Thiên vốn có từ lâu rồi… trải bấy triều trước biến đổi… cầu trở thành thắng tích… cầu hư hỏng. Các bô lão quan viên trưởng già trẻ trong hương ta khởi công dựng lại… đến ngày 15 tháng 3 năm Canh Dần (1530) nhân có cầu Nguyễn mà sắc cho khôi phục lại chợ cũ. Ngày lập xuân, tháng Giêng, năm Tân Mão niên hiệu Đại chính 2 (1531) dựng bia. Đặng Ất tiến sĩ khoa Mậu Dần (1518), chức “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” soạn văn bia, Nguyễn Bảo khắc chữ…”.
Đỗ đạt, đăng khoa triều Lê Chiêu Tông, có công lao bảo vệ triều đình, bảo vệ dân chúng triều Lê Cung Hoàng và tâm đức với làng quê Hà Nguyên, “một sống, một chết” cùng hoàng triều, đặc biệt là hành động tuẫn tiết chứ nhất định không làm quan nhà Mạc của “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” tuy nhiên, những ghi chép về hành trạng của ông hầu như không còn, rất khó cho công tác sưu tầm, khảo cứu về thân thế, sự nghiệp của Tiến sĩ Đặng Ất. Có sử gia và nhà nghiên cứu cho rằng, vì ông khăng khăng giữ đạo “Tôi trung không thờ hai vua” nên khi ông chết, họ Mạc đã “tiêu hủy” hết các ghi chép có liên quan đến quan “Giám sát Ngự sử” triều Lê sơ này. Theo các nguồn khảo luận, sau “sự ra đi” của vua Lê Chiêu Tông, Mạc Đăng Dung thay đổi kế hoạch. Ngày 1 tháng 8 năm 1522 Mạc Đăng Dung kéo quân về Thuần Mỹ Điện ở Ngự Thiên, bắt hoàng tử Lê Xuân, em ruột vua Chiêu Tông đưa về Thăng Long dựng lên ngôi vua, lấy niên hiệu Thống Nguyên (tức vua Lê Cung Hoàng). Đây là màn kịch chính trị nhằm thừa lệnh vị hoàng đế mà họ Mạc mới lập nên để Mạc Đăng Dung ra lệnh an định cả nước. Nhà Mạc không rầm rộ mừng đón một triều đại mới mà chỉ cho quân trạm khẩn đưa chiếu chỉ an dân của nhà vua đến các nơi. Ngày 29 tháng 2 năm Quý Mùi (1523), Thống Nguyên đế (vua Lê Cung Hoàng) chính thức thiết triều lần đầu tiên. Nhà vua “nắm trong tay” kinh đô, triều đình, “tưởng như” bằng an hơn “vua anh” Lê Chiêu Tông đang lưu vong ở Thanh Hóa, nhưng không biết rằng Mạc Đăng Dung đang lợi dụng ưu thế này để “chiêu dụ” hàng quan văn và tướng lĩnh nhằm “lấy lòng” chứ không muốn “đối địch” với họ. Sử cũ chép vua Lê Cung Hoàng vẫn trọng dụng Đặng Ất, phong cho ông chức Giám sát Ngự sử. Khi họ Mạc lộng hành quá mức ở xứ Thanh Hoa, vua Lê Cung Hoàng phong ông giữ chức “Triều liệt đại phu đạo Thanh Hoa” (Thanh Hoa đẳng sứ) để giảm bớt quyền hành họ Mạc và bảo vệ triều đình cùng dân chúng. Nhằm thâu tóm quyền lực, ngày 18 tháng 12 năm 1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết “vua anh” Lê Chiêu Tông. Sáu tháng sau, ngày 15 tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) vua Cung Hoàng cũng “mất ngôi” bằng một cuộc “dâng” chiếu nhường ngôi không có Hoàng đế Lê Cung Hoàng thiết triều. Lại bộ thượng thư Trương Phu Duyệt được giao nhiệm vụ soạn chiếu nhường ngôi, tuy nhiên họ Trương nghĩa khí quyết không làm, họ Mạc lại sai Đông các đại học sĩ Đạo Nguyên bá Nguyễn Văn Thái thảo chiếu truyền ngôi. Khi văn chiếu thảo xong, truyền cho bách quan xem cùng ký, quan Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Văn Kiệt, quê làng Mỹ Xá, tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà nay) xem xong chiếu văn trợn mắt, bẻ gẫy bút, tự trút bỏ mũ áo, chạy thẳng ra cửa về quê. Quyền thần Mạc Đăng Dung “chễm trệ” bước lên ngai vàng quyền lực. Họ Mạc chọn niên hiệu Minh Đức, đại xá cả nước. Các nguồn khảo luận cho biết: Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, triều họ Mạc bắt đầu thì “số phận” Thống Nguyên Lê Cung Hoàng cũng giống như “vua anh” Lê Chiêu Tông trước đây. Năm 1527, để tránh sự truy sát của họ Mạc, Đặng Ất phò tá vua Lê Cung Hoàng chạy về làng Hà Nguyên, xã Phúc Hải, huyện Ngự Thiên. Năm 1529, Mạc Đăng Doanh nối ngôi tiếp tục truy sát vua Lê. Khoảng năm 1531 - 1532, Mạc Đăng Doanh bắt được “vua tôi” nhà Lê đem về kinh đô, Lê Cung Hoàng bị phế làm Cung vương và bị giam ở nội điện phía Tây cùng với người mẹ Trịnh Thị Loan hoàng thái hậu. Cung Hoàng và Hoàng Thái hậu bị ép phải chết bằng thuốc độc. Sử cũ và các nguồn khảo luận chép rằng: “Trước những thị vệ cúi đầu dâng chén thuốc đen ngòm” hoàng thái hậu Trịnh Thị Loan có lời nguyền không khác của vua Lý Huệ Tông hơn 300 năm trước: “Mạc Đăng Dung là kẻ bề tôi, manh tâm cướp ngôi, lại giết mẹ con ta, ngày sau con cháu nó cũng lại bị như thế.” Trong vòng gần một năm, “ba mẹ con” Hoàng Thái hậu cuối cùng của triều Lê sơ đều bị chết dưới tay cha con Mạc Đăng Dung. Giữ khí tiết “Tôi trung không thờ hai vua” Đặng Ất cũng tuẫn tiết. Theo các tài liệu khảo cứu, do công lao với triều đình nhà Lê, thời Lê Trung Hưng (1533 - 1788), triều đình nhà Lê đã sắc phong ông làm “Phúc Thần làng” và sắc chỉ cho dân làng Hà Nguyên (Nguyễn) phụng thờ. Tiến sĩ Đặng Ất là đại quan nhà Lê sơ được sử sách ghi nhận là “Bề tôi tiết nghĩa”, có công lao với đất nước, với quê hương Hà Nguyên. Di hài ông được an táng tại làng Nguyên Xá.
Đình Hà Nguyên còn lưu giữ được 14 đạo sắc vua ban của các triều đại: Thiệu Trị (1846), Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định thứ 2 đến thứ 9 (1924). Sắc phong của các triều đại phong kiến triều Nguyễn phong cho các vị thiên thần và nhân thần có đức cao vọng trọng hoặc có nhiều công lao với đất nước, để lại tiếng thơm muôn đời từ xưa đến nay được các triều đại ghi nhận và suy tôn. Tiến sĩ Đặng Ất được phối thờ ở đình cùng “bát vị đại vương” trong đó có 6 vị thiên thần, hai vị nhân thần là Khánh An Đại Vương và Hảo Nương Công chúa “Trưng nữ vương triều, công thần nhất vị”. Chính thất phu nhân Hà Quý Thị người Cao thôn, nay là thôn Sòi, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nhằm tránh sự truy sát của họ Mạc đối với vua Lê Cung Hoàng cùng gia quyến, Tiến sĩ Đặng Ất đã hộ giá vua Lê về làng Nguyễn (Hà Nguyên). Rất có thể vua và Hoàng Thái hậu cùng thân gia quyến đẳng đã lưu trú tại miếu, đình, chùa làng Nguyễn. Nếu tồn nghi này được làm sáng tỏ thì cụm di tích miếu, đình và chùa làng Nguyễn này rất cần được đăng ký bảo vệ. Ông Bùi Duy Lan, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Khi phò tá vua Lê Cung Hoàng chạy về làng Hà Nguyên tránh sự truy sát của nhà Mạc, Tiến sĩ Đặng Ất đã bỏ tiền của mình ra trùng tu di tích lịch sử văn hóa tại quê nhà làng Hà Nguyên. Ông dựng bia đá, soạn văn bia “Nguyễn Kiều thị bi”, nghĩa là bia đá chợ cầu Nguyễn. Rất tiếc, tấm bia đá này hiện nay đã thất lạc, chỉ còn bản dập lưu trữ tại Viện Hán nôm. Cựu chiến binh Phạm Văn Trai, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Thái Phương, huyện Hưng Hà Nhân dân làng Nguyễn (Hà Nguyên) chúng tôi rất mong cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn của tỉnh quan tâm, nghiên cứu, xem xét công nhận di tích lịch sử văn hóa cụm di tích miếu, đình, chùa làng Nguyễn mà Tiến sĩ Đặng Ất bỏ công tu tạo và là nơi được cho là vua nhà Lê từng lưu trú. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- UBND tỉnh họp nghe và cho ý kiến một số nội dung quan trọng
- Quốc hội bắt đầu tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn