Đa Cương truyền tụng
Cuộc sống của cư dân Thái Bình thế kỷ I (trước Công nguyên) được đặt trong một thời kỳ xã hội đang phát triển, đó là một tổ chức xã hội mà nhà nước sơ khai (Văn Lang - Âu Lạc), con người cư trú thành từng làng trong các dải đất cao trên bãi phù sa ven sông trên các gò đống gần nguồn nước. Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Thái Bình thời văn hóa Đông Sơn biểu hiện trên di vật khảo cổ là sự chuyển tải được cả tinh thần của một thời đại đang phát triển, tràn đầy sức sống và nghệ thuật tạo dáng qua kỹ thuật đúc đồng và làm gốm. Vào thời cách tân và toàn tân, tuy có vài lần nước biển dâng lên, nhưng không xâm nhập lên đồng bằng Bắc Bộ. Lòng đất Thái Bình dưới lớp trầm tích đáy biển từ cửa Lục đến cửa sông Hồng (và xa hơn), các nhà khoa học tìm được dấu vết các dòng sông cổ chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sông nhỏ sâu 1,5 - 2m, sông lớn sâu tới 40m, nhiều nơi vẫn còn dòng chảy ngầm chứa nước ngọt hoặc nước khoáng. Theo sách Lịch sử Đảng bộ xã Thụy An (Thái Thụy), xưa làng An Cố có cồn Động Khẩu dài rộng tới 500m, đỉnh gò cao 20m. Cây cối mọc thành rừng (nay chỉ còn cao 2m so với mực nước biển). Cách thị xã Thái Bình (nay là thành phố Thái Bình) 7 - 8km, làng Động Trung xưa (nay là xã Vũ Quý - Vũ Trung, huyện Kiến Xương) cũng có tên là Động Khẩu. Phạm Vậng Chinh (1862 - 1922) ghi lại trong “Lịch sử Trần Biên bị khảo” như sau: “Truyền rằng gò này rất cao và bằng phẳng, cây cối um tùm, các giống chim trời tụ tập về đây, những người dân đánh cá cũng về đây trú ngụ... về sau người đến gò này dần đông, dựng nhà cửa, các họ tụ tập thành làng xóm”.
Trên bản đồ khảo cổ học quốc gia vào năm 1970 có ghi nhận địa danh Quỳnh Xá (Quỳnh Phụ), Diêm Điền (Thái Thụy) nằm trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn. Theo các tài liệu khảo cứu, sau khi chiếm lĩnh địa bàn sinh sống, cư dân Việt cổ tiếp tục lập làng, ấp, mở rộng địa bàn cư trú, chính những nơi gò đống là nơi cư trú lý tưởng cho con người bởi xung quanh họ bị bao bọc bởi sông nước và cũng gò đống ấy lại là nơi an nghỉ vĩnh hằng của họ. Theo quan điểm của các nhà khảo cổ, di chỉ cư trú trước đây trở thành di tích mộ táng của “chủ nhân nền văn minh sông Hồng”. Hệ thống gò, đống được ghi nhận thời đầu Công nguyên trên địa bàn tỉnh ta mở rộng từ Hưng Hà, Quỳnh Phụ, phía Bắc huyện Đông Hưng, Bắc huyện Thái Thụy, Bắc huyện Kiến Xương và thành phố Thái Bình, những địa danh này đồng thời là nơi cư trú và nơi an táng của cư dân Việt cổ. Các nhà khảo cổ học cũng thống nhất nhận định, các gò đống trên địa bàn tỉnh ta hầu hết là khu mộ địa lớn, kết cấu các mộ địa tìm thấy đều bằng gạch cuốn vòm có khối lượng ấp trúc đất khá lớn. Những viên gạch cổ tìm thấy tại các mộ địa cho thấy, thiết diện gạch có hình lưỡi búa hoặc hình “múi bưởi” chiều dài khoảng 40 - 50cm, rộng 25 - 28cm, dày khoảng 5 - 8cm. Khảo tả di vật, mặt cạnh của viên gạch có in nổi hoa văn ô trám lồng, có nhiều viên gạch có dấu tích tráng men, có viên gạch dùng để lát nền mộ, cạnh có hoa văn, phong cách hoa văn in trên gạch gần giống với hoa văn trên gốm Đông Sơn. Trọng lượng gạch lớn nhất là 50kg/viên như gạch tìm được ở địa bàn xã Phú Sơn cũ (nay là thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà). Có loại mộ “song táng”, gạch được xếp cuốn vòm không có vữa (nguyên liệu gắn kết) nhưng lại có độ chịu lực rất lớn. Mộ gạch tìm thấy thường có vòm cao từ 1 - 2m, “lòng” mộ rộng từ 2 - 3m, dài từ 5 - 8m, hầu hết các mộ tìm thấy đã bị đào, phá nghi bị trộm mộ... Di vật còn sót lại trong mộ thường là các loại âu, bình, lọ, vò, nhĩ bôi... gốm có độ nung nhiệt cao, thường có màu xám mốc, hoa văn ca - rô, văn chài, ngoài ra trong mộ còn có mô hình nhà bằng đất nung, đôi khi có di vật bằng đồng như vòng đồng, cán gương, bát đồng, muôi, thìa đồng, con thú, dọi xe chỉ lưới, dao găm đồng... Các di vật cổ tìm thấy, theo ý kiến của các chuyên gia khảo cổ học thì đây là hiện vật một thời của văn hóa nội sinh kết hợp với ngoại sinh đầu thế kỷ thứ III - II trước Công nguyên, nghĩa là khoảng năm 207 (trước Công nguyên), thời Triệu Đà đánh thắng Thục An Dương Vương. Những hiện vật gốm tìm thấy trong tầng đất sâu quanh các gò đống (hiện nay gò đống bị san lấp hoặc bị bồi trúc nên chỉ nhô lên mặt ruộng khoảng 80 - 100cm), xuất hiện rải rác ở khu vực Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Vũ Thư... có niên đại thuộc phong cách gốm Đường Cồ. Kết quả điền dã cho thấy, những di vật cổ bằng đồng đã được phát hiện tại các di chỉ kể trên có niên đại khoảng 2.000 - 2.300 năm. Khoảng thời gian này cho thấy, cư dân Việt cổ tiếp tục tràn từ miền núi cao xuống đồng bằng, chiếm lĩnh các gò đống cao, mở rộng diện tích canh tác trên các vùng đầm lầy, ô trũng trên đất Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Bắc Thái Thụy, Kiến Xương, Vũ Thư và thành phố Thái Bình nay. Những di vật và di chỉ khảo cổ cũng chứng minh, vào thời kỳ hậu Hùng Vương bước sang thời kỳ thịnh trị của An Dương Vương với sự hiện diện của nhà nước Âu Lạc, đất đai của tỉnh ta là địa bàn sinh sống của nhiều luồn cư dân Việt cổ, gò, đống, cương, càn... là nơi tụ cư, sinh sống và cũng là nơi an nghỉ ngàn thu của cư dân Việt cổ.
Theo các tài liệu khảo cứu, sự phân bố mộ địa khá dày trên các làng, xã ven các con sông như sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý... phản ánh mật độ dân cư của tỉnh ta thời kỳ hậu Hùng Vương là khá đông đúc. Những cư dân Việt cổ tràn đến vùng đất màu mỡ này đã không ngừng nghỉ khai thác, san lấp để lập nên những làng xã đầu tiên, góp phần xây dựng nên cộng đồng người Việt vững mạnh. Di chỉ khảo cổ mộ địa cổ tìm thấy trên địa bàn tỉnh ta cũng phản ánh “ảnh xạ” thân phận của chủ nhân mộ địa sống trong xã hội đương thời lúc bấy giờ, một chế độ xã hội cổ đã hình thành giai cấp và phân hóa giai cấp rõ rệt. Những ngôi mộ gạch tìm thấy cũng cho biết thông tin cụ thể về chủ nhân có thể là một người đứng đầu một cộng đồng dân cư theo đơn vị hành chính bộ lạc hoặc có thể là lạc trưởng, quan lang, trưởng chiềng, lạc hầu, lạc tướng... các lạc dân từ miền trung du tràn xuống vùng ven biển và họ trở thành lớp cư dân đầu tiên đặt chân lên mảnh đất tiền thân lập nên tỉnh Thái Bình ngày nay.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, vào đầu thế kỷ I (trước Công nguyên), đất đai, cương vực tỉnh Thái Bình ngày nay thuộc bộ Lục Hải của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Sang đầu thế kỷ I (sau Công nguyên), đất đai, cương vực tỉnh ta lại nằm trong vùng đất cuối cùng của huyện Chu Diên, quận Giao Chỉ và định vị là khu vực phía Nam. Các tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu về địa vực Thái Bình hồi trước Công nguyên cũng như 10 thế kỷ đầu thiên niên kỷ là rất hiếm nhưng căn cứ vào di chỉ khảo cổ và những mộ táng mà chủ nhân của nó là những cư dân Việt cổ cộng với nguồn khảo luận từ truyền thuyết, văn bản Hán Nôm đã dần khẳng định đất đai, cương vực của Thái Bình có niên đại trên 2.000 năm với bề dày trầm tích lịch sử - văn hóa. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết và các dự án luật
- Tiếp tục quan tâm, hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất và kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Giá trị, tầm vóc và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga bất diệt
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc khu dân cư thôn An Cư
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về các dự án luật