Bình Chiêm an Bắc
Theo cổ sử và các tài liệu nghiên cứu, khảo cứu, hiện vật khảo tả thì trong phế tích đền thờ các vua Lê ở tổ dân phố Mẽ, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà vẫn còn dị bản hai tượng người hầu Chiêm Thành phủ phục hai bên tòa đại bái, các bậc cố lão ở làng Mỹ Xá (còn gọi khác là Mẽ) kể rằng, sau khi đánh tan quân Chiêm Thành đánh chiếm Hóa Châu của Đại Việt, vua Lê Thánh Tông quyết định chinh phạt phương Nam. Trước sức mạnh và tài thao lược quân sự của nhà Lê, lần thứ nhất vua Chiêm Thành đưa thư xin hàng nhưng vua Lê không chấp thuận. Lần thứ hai vua Chiêm Thành xin làm thần và tự trách đã sai lầm khi cất quân đi đánh phá Hóa Châu nhưng vua Đại Việt vẫn không bằng lòng. Sau 3 ngày bị quân Đại Việt công phạt, ngày 3 tháng 3 năm Tân Mão (1471) thành Đồ Bàn (Chiêm Thành) thất thủ. Tướng Chiêm Thành là Bô Trì Trì chạy thoát được giữa đám loạn quân. Vua Chiêm Thành là Trà Toàn bị tướng Đại Việt Lê Thọ Vực bắt sống. Vua Lê Thánh Tông cho quân tiếp tục truy đuổi quân Chiêm Thành chạy về phương Nam.
Sử cũ chép: Giữa năm 1519 thiên hạ tạm yên, vua trở lại kinh thành, lúc này thế lực của Mạc Đăng Dung quá mạnh, vua không còn đủ sức khống chế nên ngày 27/7/1522 đã bàn với các thân tướng Phạm Hiến, Phạm Thứ ra mật chỉ yêu cầu Trịnh Tuy từ Tây Đô về hộ giá, song chưa kịp thì tình thế gấp ép, đang đêm Chiêu Tông phải chạy sang huyện Minh Nghĩa, trấn Sơn Tây, tạm trú ở xã Mộng Sơn. Ngày 28/7 Mạc Đăng Dung vào kinh, lấy cớ “nước không thể một ngày thiếu chủ” rồi cùng Thái sư Lê Phụ, quận công Lê Chu... đi đón em vua là Lê Xuân tôn làm vua (tức vua Lê Cung Hoàng). Chiêu Tông cố giữ được phía Tây Nam sông Hồng. Mạc Đăng Dung phò vua mới (Cung Hoàng) về Gia Lộc, Hải Dương. Tướng Trịnh Tuy nghe kinh có biến, cất 1 vạn quân từ Thanh Hóa ra đón vua Lê Chiêu Tông về Tây Đô. Nhân năm ấy lúa nhiều nơi bị sâu, ảnh hưởng của bão muộn nên tháng 10 vẫn mưa lớn, Lê Chiêu Tông có văn cúng trời rất thống thiết, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Nay nhân vận nước gặp lúc gian truân, thiên hạ tỏ điềm cảnh tỉnh, lúa mùa sắp chín gặp phải hoàng trùng, mùa chiêm bắt đầu lại bị hạn hán. Nhà nông đã bị thất vọng, muôn họ lại phải lo buồn. Thần đang lúc xiêu dạt, chỉ biết hết sức chăm lo. Nghĩ rằng điềm lành chưa ứng là do tệ chính chưa trừ. Có phải do người trung kẻ nịnh lẫn lộn mà chưa biết cách dùng ai, bỏ ai; có phải do hình phạt không trúng mà vẫn còn nhiều lỗi, dùng nhầm, dùng vượt. Hoặc do mạng người phải thí nhiều ở đầu đạn, mũi tên. Hoặc là của dân bị khánh kiệt do sưu cao thuế nặng; hay là người nắm quyền trị nước làm trái lẽ điều hòa, hay kẻ cầm quân đánh dẹp quá tham lam tàn bạo cho nên khí âm dương rối loạn, tai biến xẩy ra luôn. Nghĩ lo rất đỗi đau lòng. Kính cẩn khôn tỏ lời cầu khẩn. Cúi xin rủ theo nguyện vọng của dân, chuyển lại máy then tạo hóa để cho mưa ngọt ban khắp nơi... (để dân) kịp thời gieo mạ, lúa má nặng bông chắc hạt, toại nguyện bội thu, trộm cướp im hơi lặng tiếng, nước nhà chóng được bình yên...”. Dù Chiêu Tông không thực hành được việc chuyển lại “máy then tạo hóa” nhưng bài văn tế trên đúng là lời tâm huyết của ông, ước cho “lúa má nặng bông chắc hạt..., nước nhà được bình yên”. Tháng 10 năm Ất Dậu (1525) sau khi chạy trốn có sự can thiệp của Lê Cung Hoàng, ngày 28 tháng ấy Đăng Dung cho người đón Chiêu Tông từ động An Nhân, xã Cao Sơn, sách Thúy Cử, châu Lang Chánh, phủ Thanh Đô (Thanh Hóa) về kinh. Ngày 1 tháng 11 vua về đến kinh thành và được “chăm sóc nghiêm ngặt”. Ngày 12 tháng 2 năm Bính Tuất (1526) nhân vua em (Lê Cung Hoàng) về tế tiên đế ở Lam Kinh, vua xin đi theo. Khi về đến cửa Hải Thị (nay là làng Hải Triều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà), ông xin ở lại để hương khói Thuần Mỹ điện và Quang Hiếu điện. Lê Cung Hoàng chiều ý hoàng huynh, Mạc Đăng Dung cho quân giám sát nghiêm ngặt, định để vua chết, chỉ một mình ngự nữ Ngọc Quỳnh ngày ngày được phép đem nước cho chồng cầm hơi. Bà phải lấy hồ nếp bôi vào yếm (phơi khô) vào trong điện đem giặt yếm ấy lấy hồ nấu cháo. Chiêu Tông cảm động dặn dò Ngọc Quỳnh: Duy Ninh là giọt máu hoàng gia. Tôn miếu mai sau trông vào nó cả. Vận mệnh nhà ta dài ngắn “máy then” khó biết, nhất nhật trẫm có mệnh hệ, nàng nên biệt xứ giữ lấy con nối, một lạy này tỏ lòng biết ơn trước, vậy gắng ghi lòng...”. Lại nói về vua Lê Chiêu Tông, nhà Mạc rắp tâm giết vua nên khi bị “thỉnh’’ về Thăng Long, ngày 18 tháng 12 năm Bính Tuất (1526) Mạc Đăng Dung bí mật sai Bái Khê bá Phạm Kim đem vua Lê Chiêu Tông đến phường Đông Hà (Hà Nội) giết đi rồi đem quan tài đến chôn ở lăng Vĩnh Hưng, huyện Thanh Đàm (nay thuộc phường Thanh Trì, thành phố Hà Nội), đây là quê hương Thái hậu Trịnh Thị Loan, mẹ của Lê Chiêu Tông.
Sau ngày Chiêu Tông và vua em đi tế tiên đế ở Lam Kinh về, Mạc Đăng Dung càng nghi ngờ, được vài tháng Mạc Đăng Dung cho quân đón cựu hoàng đế về cung. Chiêu Tông biết việc dữ đã đến, gói ghém ít tư trang còn lại, rồi bảo Ngọc Quỳnh nhân đêm dẫn con trốn đi. Lính vào trong điện Thuần Mỹ ép cựu hoàng lên ngựa, một số đi lùng bắt Ngọc Quỳnh. Bà bị đuổi gấp quá, liền ôm con nhảy vào bụi rậm. Quân Mạc thấy cành lá gẫy còn vương nhựa sinh nghi. Lấy giáo đâm vào giữa bụi, Ngọc Quỳnh lấy thân che cho Duy Ninh. Vừa may có con cáo lớn nhảy ra. Lính Mạc ngỡ mình đâm nhầm tổ cáo, bỏ đi. Phần vì kiệt sức do bị trọng thương phần vì sự chật vật lam lũ nuôi con bà Ngọc Quỳnh mất sớm. Các tài liệu khảo cứu và chính sử không có ghi chép nào về thời gian bà mất, mất ở đâu...
Theo tài liệu khảo cứu, triều đình nhà Minh (1368 - 1644) đứng đầu là vua Minh Hiến Tông (1446 - 1487), biết Chiêm Thành thua trận với nhà Lê mà bậc thiên tài quân sự, Hoàng đế Lê Thánh Tông trực tiếp chỉ huy, nhà Minh lờ đi chuyện đưa quân sang giúp vua Chiêm là Trà Toại nhưng lại có “động binh” đáng ngờ. Quân đội của nhà Minh được đưa đến đóng đồn binh khắp biên giới Đại Việt - Trung Quốc, tập trung lớn quân đội ở phía Đông và lúc nào cũng sẵn sàng tiến quân. Vua Lê Thánh Tông ra lệnh cho Thái úy Lê Cảnh Huy, người lưu thủ kinh sư trước đây: “Nay nhận được tờ tấu của quan An Bang (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) rằng nhà Minh sai nhiều binh lính từ Quảng Tây sang nói phao là sang lập hội đồng khám địa giới. Việc này cần phải sai người do thám ngay, nếu thấy gì khác, lập tức đưa công văn đi các đạo tập hợp binh lính chống giữ. Một thước núi, một tấc sông của tổ tiên ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được? Phải kiên quyết tranh luận, không để cho họ lấn dần. Nếu họ không theo, còn có thể sai sứ qua tận triều đình của họ biện bạch cho rõ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc sẽ bị trừng trị nặng”. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh