Danh thơm lưỡng triều
Sử sách ghi chép về ông rất ít, nguồn sử liệu tin cậy là Ðại Việt sử ký toàn thư chép về quá khứ của ông cũng chỉ ghi: “Kính Ân là Thái úy quan nội hầu của triều Lý cũ”. Khi về với nhà Trần, mặc dù tư tưởng hủ nho lúc bấy giờ quan điểm cho rằng “Trung thần bất sự nhị quân”, nghĩa là “Tôi trung không thờ hai vua”, ấy vậy mà làm đại quan của nhà Trần, Phạm Kính Ân được các đại thần và quân sĩ nhà Trần hết lời ngợi ca là người liêm chính. Tổng Ðặng Xá xưa có một trang được triều đình nhà Trần sắc phong mang tên ông gọi là trang Kính Ân.
Phạm Kính Ân sinh năm 1169 và mất cùng năm với An Sinh Vương Trần Liễu vào mùa hạ năm 1241. Ông là hậu duệ của Hồng Thánh Ðại Vương Phạm Cự Lượng, tướng quốc có công lao giúp Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, dựng triều Lê sơ. Ông được giáo dưỡng cẩn thận và được theo học Tăng thống Tả nhai Ðạo lục Phùng Tá Thang, kết bạn tâm giao với Phùng Tá Chu là con trai thầy dạy Phùng Tá Thang ở làng bên. Sau này, Phạm Kính Ân và Phùng Tá Chu là quan đồng triều.
Tục truyền, Phạm Kính Ân là người có cơ thể cường tráng, võ nghệ cao siêu, lịch pháp, binh pháp tỏ tường. Khi được triệu vào kinh, ông được giao trọng trách Hộ tống tướng quốc Ðàm Thời Phụng (cha đẻ Ðàm Dĩ Mông) đi chinh phạt giặc Mân và phòng ngự quân Tống ở biên giới, lập nhiều công lớn.
cũ ghi, cuối đời vua Lý Cao Tông, Phạm Kính Ân được phong làm Chi hậu cục đô trưởng (quan coi mọi việc trong nội đình), trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ, canh gác nội thành nơi vua ngự. Thời Lý Cao Tông ở ngôi trị vì 35 năm, nếu lịch sử ghi nhận công lao to lớn của nhà Lý trong việc dựng nước và giữ nước bao nhiêu thì giai đoạn trị vì trong ngôi báu của Lý Cao Tông cũng là thời kỳ suy vong của nhà Lý bị lịch sử lên án bấy nhiêu bởi sự suy vong diễn ra quá nhanh so với bề dày lịch sử các triều đại phong kiến khiến cho giang sơn chênh vênh bên bờ vực bị ngoại bang xâm lấn, dân chúng rơi vào cảnh lầm than, khổ cực.
Theo các nguồn khảo luận thì Lý Cao Tông là vị vua hèn kém, bất tài nhưng lại ham ăn chơi, sa đà vào việc xây cất cung điện, tìm mọi cách vơ vét của dân kể cả tàn bạo để về chứa chất tới mấy chục kho trong khi dân tình đói khát, giặc cướp nổi lên tứ tung. Ngay trong kinh thành, những vụ cướp xảy ra trước mắt nhà vua, vua cũng cúi mặt quay đi vờ như không biết.
Sách Ðại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển IV có ghi trong ngôi vị trị vì 35 năm, Lý Cao Tông để xảy ra đến ba lần nạn đói. Vào năm Tân sửu (1181), “Ðói to, dân chết gần một nửa”, năm Kỷ Mùi 1199, “Mùa thu tháng bảy, nước to, lúa mạ ngập hết, đói to” và lần thứ ba xảy ra vào năm Mậu Thân (1208), sử ghi: “Ðói to, xác người chết đói nằm gối lên nhau”. Chăm lo cho dân thì dân chết đói, chăm lo triều chính thì triều chính đảo điên thế nên các thế lực bên trong nổi lên tranh giành quyền lợi. Rồi loạn Quách Bốc gây náo loạn triều chính, dân tình tán tác, triều đình suy vong, Thái tử Sảm (Lý Huệ Tông) đã phải chạy về Hải Ấp (Canh Tân, Hưng Hà nay) để nương nhờ nhà Trần Lý. Một thời gian sau, Lý Cao Tông băng hà, Thái tử Sảm được nhà Trần phò giúp lên ngôi. Lý Huệ Tông không hơn gì cha mình vì thế mà triều đình lâm vào cảnh lục đục, phe phái nổi lên tranh giành quyền thế. Họ Trần (vai trò chính là Trần Tự Khánh và Trần Thủ Ðộ) khống chế Lý Huệ Tông nhằm nắm quyền lực kiểm soát từ Thiên Trường đến Thăng Long và từ Thăng Long về đến Long Hưng cũng vì thế mà trong nước xảy ra tình trạng phía đông thì Ðoàn Thượng chiếm cứ Châu Hồng đắp thành xưng vương, không chịu sự sai khiến của triều đình. Phía bắc từ bên kia sông Hồng kéo tới cả miền Bắc Giang thượng, hạ do Nguyễn Nộn chiếm giữ xưng là Hoài đạo vương, bản doanh đóng tại hương Phù Ðổng. Nguy cơ nội chiến xảy ra, Lý Huệ Tông lúc này chỉ như một ngọn cờ để họ Trần thu phục thiên hạ, chứ thực tế Lý Huệ Tông không có khả năng điều hành công việc triều chính vì bản thân ốm yếu lại mắc chứng tâm thần. Lúc đó, phe của Tể tướng Ðàm Dĩ Mông bỗng dưng chuyên quyền. Phạm Kính Ân là đại quan giữ trọng trách điều hành quân cấm vệ đã cùng một số trọng thần, nho sĩ thức thời của Long Hưng trong đó có bạn tâm giao Phùng Tá Chu là con trai Tăng thống Tả nhai đạo lục Phùng Tá Thang (thầy dạy của Phạm Kính Ân) ra sức chèo chống giữ vững triều chính để giang sơn không rơi vào cảnh nồi da xáo thịt. Phạm Kính Ân cũng đã nhận ra thế lực họ Trần, lúc đầu là Trần Tự Khánh, sau khi Trần Tự Khánh qua đời thế lực dồn vào tay Trần Thủ Ðộ. Với những mưu lược của nhóm nho sĩ Long Hưng mà Phạm Kính Ân và Phùng Tá Chu giữ vai trò chủ lực, họ Trần đã từng bước thống lĩnh thiên hạ mà không gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào. Thực tế cho thấy, nhà Trần đã hưng nghiệp và trở thành một vương triều hưng thịnh nhất trong lịch sử các vương triều phong kiến, ba lần đánh tan quân Mông - Nguyên, đội quân chinh phạt mạnh nhất lúc bấy giờ.
Không có nhiều tài liệu, sử sách ghi chép và có ghi chép thì cũng không nhiều về công lao của Phạm Kính Ân và cả Phùng Tá Chu nên việc khảo tả chi tiết cũng như luận suy về thế cuộc mà hai ông Phạm Kính Ân và Phùng Tá Chu sống trong đương thời. Nhưng, Ðại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ, quyển IV, sử gia Ngô Sĩ Liên viết lời bình lại có ý trách Phùng Tá Chu: “Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn Lữ Hậu và Vũ Hậu làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, thế là người có tội với họ Lý” đã cho chúng ta một điểm tựa trong cách luận suy.
Và đã có không ít giấy mực của các sử gia, các nhà nghiên cứu lịch sử ở các thời đại đưa ra nhận xét cho rằng Phạm Kính Ân và Phùng Tá Chu là trí thức nho sĩ thức thời, hai ông đã cùng đám nho sĩ trí thức Long Hưng không trốn chạy nhà Lý cũng không bám víu, không níu kéo một triều đại suy tàn không còn đủ sức đảm đương trọng trách trị vì đất nước. Việc Phùng Tá Chu và nhóm trí thức Long Hưng trong đó chí cốt có người bạn tâm giao Phạm Kính Ân tiếp sức cho họ Trần đứng vững, phát triển thành vương triều trước hết tránh được một cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn” có nguy cơ hiển lộ và sớm chấm dứt nỗi đau khổ của cả dân tộc dưới thời mạt Lý.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Minh Ðức, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Theo nghiên cứu của nhiều sử gia thì Phạm Kính Ân là người họ Phạm đầu tiên ở Thái Bình được ghi vào chính sử quốc gia. Ông làm quan Thái úy triều Lý nhưng khi triều Lý suy vong ông đã sớm nhận ra thế lực họ Trần và đã toàn tâm phò giúp họ Trần và được phong chức Thái úy, quan nội hầu. Ông có thể mang tiếng với triều Lý nhưng ông có công với triều Trần và cao hơn cả là đối với giang sơn xã tắc Ðại Việt. Lúc còn sống làm quan trong triều ông là người liêm chính vì dân, vì nước. Khi chết, vua Trần Thái Tông tiếc thương đã trực tiếp đến viếng. Bà Phạm Thị Thanh, Bí thư Chi bộ khu Ðặng Xá Vinh dự và tự hào cho Ðặng Xá chúng tôi đã sản sinh ra nhân kiệt Thái úy lưỡng triều Phạm Kính Ân. Phát huy truyền thống văn hiến, văn hóa và lịch sử Chi bộ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong thôn luôn khắc ghi công lao to lớn đối với dân tộc của Thái úy Phạm Kính Ân đồng thời nhân lên niềm tự hào về quê hương cùng chung tay xây dựng thành công thôn, xã nông thôn mới. Ông Phạm Huy Thể, hậu duệ Thái úy Phạm Kính Ân, trưởng họ Phạm khu Ðặng Xá Vinh dự và tự hào dòng họ Phạm chúng tôi có cụ Phạm Kính Ân làm quan hai triều Lý và Trần. Ở cả hai vương triều cụ chúng tôi đều giữ trọng trách triều chính. Ngày nay, con cháu họ Phạm chúng tôi luôn tự hào về truyền thống văn hóa dòng họ, bảo vệ và phát huy vốn văn hóa truyền thống con cháu trong dòng họ chung tay xây dựng quê hương, đất nước ngày thêm giàu đẹp, văn minh. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Khai mạc hội diễn nghệ thuật quần chúng Hội tụ sông Hồng
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Dự ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thôn Trung, xã Đông Phương
- Kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương năm 2024
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật đất đai
- UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Kiểm điểm tập thể, cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an tỉnh năm 2024