Lấp lánh sao khuê
Hai tập thơ “Sứ Hoa tùng vịnh” và “Sứ trình tân truyện” là di sản văn hóa chữ Nôm quý báu ông để lại cho đời may mắn không bị đốt thành tro bụi vì “giặc lửa” của vụ hỏa hoạn “thiêu gia sát nhân” xảy ra tại kinh thành Thăng Long.
Trở về nước sau những lần đi sứ, Nguyễn Tông Khuê được triều đình Đại Việt thăng chức Hộ bộ Tả Thị lang, tước hầu. Do tính tình cương trực, ông bị gièm pha bách hại giáng chức xuống Thị Giảng rồi bị truất về quê. Về làng xưa, Nguyễn Tông Khuê mở trường dạy học, đào tạo anh tài, học trò giỏi có Lê Quý Đôn (đỗ đầu ba kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình), có Đoàn Nguyễn Thục (cha vợ đại thi hào Nguyễn Du)…
Sử cũ ghi, Nguyễn Tông Khuê nổi danh khoa cử được sung chức ở Hàn lâm viện Thừa chính sứ Kinh Bắc, Đốc đồng Tuyên Quang. Năm 1734, được cử đi tiếp sứ giả nhà Thanh sang phong vương. Năm 1742, được cử làm Phó sứ đi sứ nhà Thanh, Nguyễn Kiều là chồng Đoàn Thị Điểm làm Chánh sứ, cuộc đi sứ 3 năm với nhiều trắc trở, gian nan và ông trở về nước năm 1745 được thăng Hình Bộ Tả thị lang, tước Ngọ Đình hầu. Ít lâu sau vì bị vu cáo nên bị giáng chức. Năm 1748, được phục chức cũ và cử làm Chánh sứ sứ bộ sang nhà Thanh lần thứ hai, Nguyễn Thế Lập làm Phó sứ.
Sách Đại Việt sử ký tục biên chép: Tháng 12, năm Cảnh Hưng thứ 2, thời Lê Hiển Tông (1741) “Sai Chánh sứ Nguyễn Kiều, Phó sứ Nguyễn Tông Khuê (Quai), Đặng Công Mậu sang nhà Thanh”.
Sách Lịch triều hiến chương loại chí cũng chép: “Hiển Tông, năm Cảnh Hưng thứ 2, sai Chánh sứ Nguyễn Kiều, Phó sứ Nguyễn Tông Khuê sang cống nhà Thanh”.
Các tài liệu khảo cứu khác cho biết quá trình chuẩn bị cống phẩm đến gửi thư liên hệ với các quan viên bên Trung Quốc để nhận “giấy phép nhập cảnh” được thể hiện rõ trong ghi chép của Thiêm đô ngự sử Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) quan đại thần nhà Lê trung hưng về cuộc hành trình đi sứ mà Nguyễn Tông Khuê làm Phó sứ vào năm Cảnh Hưng thứ 25 (1764) lược dịch như sau: “Ngày 13 tháng 12 năm Cảnh Hưng thứ 25, năm Giáp Thân, vâng mệnh đi sứ phương Bắc. Tháng 3 năm thứ 26, gửi thư cho quan đạo Tả Giang, nội dung nói về lễ vật và thời gian đi cống vào trọng thu năm nay… Tháng 5, quan đạo Tả Giang báo đã phê duyệt… Tháng 8, Tổng đốc Lưỡng Quảng… cho phép ngày mồng 7 tháng 10 khởi trình nhập cống… Ngày mồng 1 tháng 12, Tổng đốc Lưỡng Quảng gửi thư báo ngày 29 tháng giêng năm tới mở cửa ải. Ngày mồng 8 tháng Giêng năm thứ 27, phụng chiếu ra mắt ở Tả đường…, ngày mồng 9 khởi hành tại ngôi đình bên sông…”.
Cũng theo nghiên cứu của nhiều học giả trong nước, để có một chuyến đi sứ không những chỉ cần sự lo liệu của triều đình nước ta mà ngay cả Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành trình của đoàn sứ nhằm bảo đảm an toàn cho đoàn sứ đi đến kinh đô thượng quốc và được tiếp đón chu đáo. Đối với Đại Việt những chuyến đi sứ là tâm huyết và công sức của vua tôi mà cũng vì thế mà kết quả của mỗi chuyến đi sứ được ví như một chiến công lớn với những trọng thưởng hậu hĩnh của triều đình.
Dặm trường đi sứ năm 1742 của Nguyễn Tông Khuê trên đất Trung Hoa dựa theo bản sứ đồ của Đại Việt và bản đồ hành chính của Trung Quốc với sự tham khảo về lịch sử và thứ tự các địa danh được nhắc đến trong tập thơ “Sứ Hoa tùng vịnh” đều thể hiện đúng thứ tự hành trình đoàn sứ bộ đến Bắc Kinh của Trung Quốc cho thấy mỗi câu thơ của Nguyễn Tông Khuê cũng đồng thời là một bản sứ đồ khá chính xác và hết sức sinh động:
“Viên Minh diện giá mai phong hiểu
Tây trực hồi chiêm thiên nhật chiếu
Ngọ môn bái tứ công sự hoàn
Cừu mã thư từ tùng cố đạo”
Tạm dịch:
“Vườn Viên Minh được diện kiến vua vào sáng sớm/Cửa chính tây ngắm ánh mặt trời soi/Từ biệt ở Ngọ môn việc công đã xong/Áo cừu xe ngựa ung dung theo đường cũ”.
Thân phụ Nguyễn Tông Khuê làm nghề trông coi chùa, ông ước ao có người con tâm sáng như sao nên sinh quý tử, ông liền đặt tên con là Khuê. Trong điển cố văn học, sao Khuê được coi là sao văn chương, chữ nghĩa. Người cha đã gửi gắm niềm ước vọng “con hay chữ” vào cái tên bình dị kia. Khi ông cha ta chống nạn đồng hóa và xâm lăng văn hóa phương Bắc nên chữ Nôm phát triển mạnh. Nhưng chữ Nôm cũng chưa thật hoàn chỉnh, có nhiều chữ vẫn “mượn hình khắc bóng” ví như thời chúa Trịnh Giang hoặc đời vua Gia Long năm 1802, xứ Đàng trong dùng chữ “khuê” để phiên âm chữ “khuy” (khuy nút, khuy áo), phương ngữ Đàng trong gọi “khuy” là “quai”. Nhận diện mặt chữ Nôm, hai chữ “khuê” và “quai” gần giống nhau và bỗng nhiên trong nhiều văn bản Nguyễn Tông Khuê bị đọc thành Nguyễn Tông Quai, lâu ngày thành quen. Nhưng, dù Khuê hay Quai thì sau này ông vẫn tỏa sáng trên văn đàn bởi các tác phẩm thi ca nổi tiếng viết bằng chữ Nôm, chữ của riêng dân tộc Việt và là niềm kiêu hãnh của văn hóa Việt mà Nguyễn Tông Khuê thể hiện trong sáng tác văn học của mình ngay trên đất Trung Hoa, trong khi các sứ thần Triều Tiên vẫn dùng chữ Hán. Điều đó đã toát lên tinh thần tự tôn dân tộc khi thực hiện sứ mệnh đi sứ đại diện cho quốc gia Đại Việt của Nguyễn Tông Khuê.
Giai đoạn lịch sử mà Nguyễn Tông Khuê đang “mũ cao, áo dài” thì triều đình vua Lê - chúa Trịnh hục hặc, cào xé lẫn nhau để tranh giành địa vị thống trị. Chúa Trịnh ra sức lấn át quyền bính vua Lê khiến triều chính nghiêng ngả đến nỗi dân nghèo cũng nổi dậy bạo động, thổ hào ác bá xưng hùng làm cho miền quê vốn xơ xác lại càng xơ xác. Thêm vào đó là sự nhòm ngó của phương Bắc thừa cơ là xâm lấn đất đai cương vực nước ta. Nguyễn Tông Khuê là trí sĩ muốn đem bầu nhiệt huyết và sở học của mình tạo thế an dân gây nền thịnh trị cho nước nhà, tận trung với vua nhưng một lần hặc tấu, động chạm đến quyền lợi chúa Trịnh ông bị bách hại giáng xuống dân thường. Đùm dúm gia đình về làng Sâm phục kỳ tông tổ ông mở trường dạy học và học trò của ông đã không phụ công thầy, người dân áo vải kính trọng gọi ông là ông nghè làng Sâm.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Thanh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ông Nguyễn Xuân Huấn, hậu duệ đời thứ 10 Ngọ Đình hầu Nguyễn Tông Khuê, xóm Dinh, làng Sâm, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà Cụ tôi nổi tiếng là nhà khoa bảng có tiết tháo, tâm huyết, không a tòng bọn quyền gian. Trong “Tang thương ngẫu lục” có nhận xét về cụ tôi: “Tính ông ngay thẳng mà ghét sự tà khúc, không chịu kiêng tránh gì cả”. Cụ Hồ Sĩ Đống là quan đồng triều và cùng đi sứ với cụ tôi đã viết lời tựa cho tập Sứ Hoa tùng vịnh: “Tiên sinh giữ đạo chính, ghét kẻ tà, tuy bị kẻ hằn thù vu cáo mà bị tội song lúc tiên sinh trở về quê thì danh vọng lại càng trong”. Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn, Đoàn Nguyễn Thục... đều là học trò của cụ tôi. Ông Nguyễn Văn Phóng, trưởng tộc Nguyễn, thủ nhang từ đường Nguyễn Tông Khuê, làng Sâm, xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà Từ đường Nguyễn Tông Khuê được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nhưng xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây, con cháu trong gia tộc đã quyên góp tôn tạo, tuy nhiên do kinh phí hạn hẹp nên công trình vẫn chưa xứng tầm với công đức của Ngọ Đình hầu, quan bộ Hộ Tả Thị lang Nguyễn Tông Khuê. Chúng tôi rất mong các cơ quan hữu trách quan tâm, tạo điều kiện để gia tộc tôn tạo, tu sửa nơi tưởng niệm danh nhân Nguyễn Tông Khuê. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh