Ngành Y tế chú trọng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
Phun hóa chất khử trùng phòng, chống dịch bệnh tại xã Tây Đô (Hưng Hà).
Từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, không có trường hợp tử vong do dịch bệnh truyền nhiễm. Song riêng 3 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh đã ghi nhận có 5 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng rải rác ở các huyện, thành phố; 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết lâm sàng; 2 trường hợp mắc liên cầu lợn; 3 trường hợp mắc ho gà và 16 trường hợp mắc viêm não vi rút. Mặc dù Bộ Y tế thông báo Việt Nam chưa phát hiện trường hợp nhiễm cúm A/H7N9, song thực tế vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao dịch có thể xâm nhập vào nước ta và lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm luôn được ngành Y tế tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng.
Theo đồng chí Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế, ngày 21/3, Sở Y tế đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của ngành với mục tiêu: giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh truyền nhiễm; khống chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra. Để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời thực hiện tốt các chỉ tiêu chính như 100% bệnh dịch mới phát sinh và các ổ dịch được phát hiện sớm; xử lý bao vây và dập dịch kịp thời; giảm 5 - 10% số người mắc, số người chết do dịch bệnh truyền nhiễm phổ biến so với giai đoạn 2010 - 2015, Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường các hoạt động chuyên môn kỹ thuật, đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân không thờ ơ, chủ quan với công tác phòng, chống dịch bệnh. Ngoài củng cố mạng lưới y tế dự phòng từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở, ngành Y tế còn chú trọng công tác phối hợp giữa hệ thống y tế dự phòng và thú y của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Để phát huy hiệu quả cao nhất trong phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế cũng đã tham mưu củng cố ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp. Tăng cường phối hợp liên ngành với các sở, ngành, các hội đoàn thể, huy động các nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Hưng Hà là huyện cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh, đồng thời trên địa bàn có nhiều lễ hội lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh ở Hưng Hà những năm qua luôn đạt kết quả cao song huyện vẫn không chủ quan.
Đồng chí Đỗ Văn Siu, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Xác định dịch bệnh mùa xuân, hè thường diễn biến phức tạp khó lường. Hiện tại đang là thời điểm giao mùa, nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện tốt cho nấm mốc, côn trùng, vi sinh vật phát triển, vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh dịch lớn. Bên cạnh đó, thời điểm này trên địa bàn huyện Hưng Hà đang có các lễ hội lớn tập trung đông người. Dịp này, nhu cầu đi lại của người dân và du khách cũng tăng cao, càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trên người, nhất là với các bệnh về đường hô hấp, tay chân miệng, tiêu chảy, cúm, sởi... Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, Trung tâm Y tế huyện đã tham mưu với UBND huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, triển khai sâu rộng tới các xã, thị trấn. Ngoài thực hiện nghiêm túc công tác tiêm chủng phòng, chống dịch bệnh, Trung tâm đã tiến hành củng cố mạng lưới y tế dự phòng để bảo đảm đủ nhân lực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh. Các hoạt động giám sát tại cộng đồng cũng được tăng cường, đặc biệt đối với các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, qua vật trung gian. Trung tâm cũng đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh; khuyến khích lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên tích cực tham gia nhằm phát hiện sớm nhất dịch bệnh nếu xảy ra để kịp thời xử lý.
Mặc dù ngành Y tế luôn chú trọng và bảo đảm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, song do tình hình thời tiết và diễn biến dịch bệnh phức tạp, vì vậy ngoài sự chủ động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng thì người dân cũng nên đề cao cảnh giác trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân. Các địa phương, đơn vị và mỗi người dân cần nêu cao ý thức trách nhiệm, phối hợp chung tay cùng ngành Y tế thực hiện hiệu quả công tác y tế dự phòng, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Hà Dung
Tin cùng chuyên mục
- Tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 sau bao lâu mới có kháng thể? 01.09.2021 | 15:38 PM
- Vaccine Moderna Mỹ tặng Việt Nam được bảo quản ra sao? 12.07.2021 | 08:31 AM
- Mỹ: Khẩu trang giúp phát hiện SARS-CoV-2 trong hơi thở 05.07.2021 | 10:45 AM
- Phòng, chống bệnh dại cho động vật 28.06.2021 | 09:45 AM
- Kỹ thuật gieo mạ khay phục vụ cấy máy vụ mùa 2021 22.06.2021 | 14:07 PM
- Giống ngan sen và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng 22.06.2021 | 09:10 AM
- Xoáy thuận nhiệt đới hình thành như thế nào? 13.06.2021 | 08:48 AM
- 75% ca đột quỵ tại Việt Nam có liên quan đến thừa cholesterol 11.06.2021 | 14:59 PM
- Một số biện pháp kỹ thuật canh tác để hạn chế bệnh lùn sọc đen phát sinh gây hại lúa mùa 2021 11.06.2021 | 08:58 AM
- Vaccine Covid-19 hoạt động như thế nào? 09.06.2021 | 08:36 AM
Xem tin theo ngày
-
Doanh nghiệp Thái Bình ứng phó thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ ?
- Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J.Trump
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia