Ấn tượng Tết cổ truyền
Ảnh minh họa
Tôi rất may mắn khi đến thăm một người bạn ở Việt Nam vào đúng dịp Tết nên được cùng gia đình bạn ấy đón một năm mới rất đặc biệt và đầy ý nghĩa. Những ngày đầu năm mới ở Việt Nam hay còn gọi là Tết Nguyên đán chính thức bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch. Nhưng bầu không khí Tết đã rộn ràng ngay từ ngày 23 âm lịch - một ngày quan trọng mà theo quan niệm của người Việt, đó là thời điểm ông Táo cười cá chép về trời.
Cũng từ hôm đó, mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, chào đón năm mới. Tôi đặc biệt ấn tượng với một truyền thống rất thú vị của người Việt Nam là tục lệ gói bánh chưng. Bạn tôi kể rằng: “Xã hội phát triển nên ngày nay nhiều người không còn gói bánh nữa mà ra cửa hàng mua cho tiện. Nhưng trước đây, gói bánh chưng là một tập tục không thể thiếu với mỗi gia đình trong ngày Tết cổ truyền”. Thật vui khi gia đình bạn tôi là một gia đình rất trân trọng những nét đẹp truyền thống, nên tôi có cơ hội được chiêm ngưỡng và tự tay gói những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn. Đặc biệt hơn, tôi cùng gia đình bạn ấy đã thức trắng đêm, ngồi bên bếp lửa bập bùng để luộc bánh. Cầm trên tay chiếc bánh chưng nóng hổi, thơm nồng, tôi bỗng thấy lòng mình bừng lên một niềm vui ấm áp.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, háo hức chờ đón đêm giao thừa cuối cùng cũng đến. Khi đồng hồ điểm 12 giờ đêm, báo hiệu khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người chủ gia đình – thường là ông hoặc bố - sẽ thắp nén nhang thơm, tỏ lòng tri ân với tổ tiên và cầu cho một năm mới an khang thịnh vượng. Ngay sau đó, gia đình sắp một mâm cơm tất niên vô cùng thịnh soạn với những món ăn truyền thống như: bánh chưng, giò lụa, thịt gà, củ kiệu,... đó thực sự là một bữa cơm ấm cúng, tràn ngập tiếng cười và chan chứa thương yêu. Ngồi bên mâm cơm đông đúc, rộn ràng, chính lúc này đây tôi mới thấy hết được ý nghĩa của gia đình. Gia đình là những điều gần gũi nhất, thân thuộc nhất và chân thành nhất. Dù có đi đâu về đâu, dù giàu sang hay nghèo khó, dù thành công hay thất bại, gia đình mãi mãi là bến đỗ bình yên để chúng ta trở về.
Sau một năm lao động vất vả, xuôi ngược khắp nơi, ngày Tết là lúc mọi thành viên trong gia đình được sum tụ, tề tựu đông đủ và kể cho nhau nghe những câu chuyện của một năm đã qua. Tết Nguyên đán không chỉ là một nét văn hóa, đó còn là chất keo gắn kết mọi người lại với nhau – một điều mà chắc chắn không tiền bạc nào có thể mua được.
Trần Thị Quỳnh
Tin cùng chuyên mục
- Liên hoan Tiếng hát khăn quàng đỏ 29.05.2025 | 09:29 AM
- Chung kết cuộc thi "Em yêu làn điệu dân ca" học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 07.04.2025 | 07:17 AM
- Vun đắp đam mê nghệ thuật truyền thống lứa tuổi học sinh 05.04.2025 | 15:54 PM
- Giáng sinh tràn đầy phúc lạc 26.12.2022 | 08:37 AM
- Viết cho mùa hoa cải 12.12.2022 | 08:58 AM
- Chạm đông 07.11.2022 | 09:00 AM
- Nhạc sĩ quê lúa lan tỏa niềm tin chiến thắng Covid-19 20.09.2021 | 09:13 AM
- Lặng nghe hoa loa kèn 05.04.2021 | 10:28 AM
- Đọc “Gió Thượng Phùng ” 28.12.2020 | 10:14 AM
- Pháo đài đồng bằng 26.10.2020 | 11:25 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam