Chuyện về ông lão ăn xin
Rồi đây cơm đâu cho ông ăn? Chỗ đâu cho ông ngủ?...Ảnh: minh họa
Tôi nhìn ra thì đó là một ông lão độ bẩy mươi tuổi, người mặc bồ đồ rách nát, đầu đội chiếc nó lá rách, vai mang một cái bao, tay chống gậy lần từng bước từ nhà này qua khác để xin tiền.
Ông lão đứng trước cửa nhà tôi. Tôi ngồi trong nhà, giọng lạnh lùng:
- nhà tôi hết gạo rồi, ông đi chỗ khác đi!
Ông lão vẫn đứng im, miệng lẩm bẩm:” Cô làm ơn cho tôi bát gạo thôi”.
Tôi hết sức bực mình và dùng ngay những lời lẽ nặng nề để đuổi ông lão đi:
- Cái ông này kỳ quá, ông có đi nơi khác để tôi học bài không, ai bảo ông đi ăn xin làm gì cho khổ.
Tội nghiệp cho ông lão, tay run run chống gậy bước sang nhà khác một vẻ nặng nhọc. Ông cụ đi rồi tôi còn cười lên chế giễu. Tôi quay lại bàn học và mở quyển sách giáo dục công dân ra đọc. Tôi đọc được một đoạn thì lật sang trang khác.
Trang này có đăng hình ảnh một chú bé bưng bát gạo ra cho một ông lão ăn xin. Tôi sực nhớ đến lúc nãy, tôi đã tỏ vẻ khinh bỉ ông cụ, không lấy cho ông cụ bát gạo mà còn nặng lời xua đuổi cụ đi một cách thậm tệ.
Tôi rất ân hận, hằng ngày nghe cô giáo giảng bài không được hắt hủi những người nghèo khổ, mà bây giờ chính tôi lại làm một việc trái với lời thầy cô đã dạy. Tôi không đủ can đảm để đọc hết được trang sách.
Rồi ông cụ sẽ ra sao? Nếu chẳng may ông cụ gặp một người nào đó như tôi thì tội nghiệp cho ông cụ biết nhường nào, đời sống của ông chỉ trông chờ vào lòng từ thiện của con người. Thế mà tôi lại vô tình trước một hoàn cảnh như vậy. Rồi đây cơm đâu cho ông ăn? Chỗ đâu cho ông ngủ?...bao nhiêu câu hỏi cứ ám ảnh tôi mãi, không để cho tôi yên.
Càng suy nghĩ tôi càng thấy thương cho ông cụ quá. Tôi vội vàng chạy ra cửa, hy vọng ông cụ còn ở đâu đó để tôi mang tiền ra giúp đỡ ông cụ phần nào. Nhưng ra đến cửa thì ông cụ đã đi mất. Sự hối hận của tôi là đã qúa muộn màng, chẳng còn gì để cứu vãn. Tôi thật không xứng đáng để trở thành người con ngoan trò giỏ một chút nào.
Từ ngày hôm đó tôi đã bỏ hẳn cái tính kiêu căng, khinh bỉ người khác. Gặp người ăn xin nào tôi cũng giúp đỡ. Dù tôi biết sự gíup đỡ của tôi chỉ là quá nhỏ bé trong hàng ngàn, hàng vạn sự giúp đỡ khác.
Và dường như chính ông lão ăn xin đã dạy cho tôi một bài học đắt giá nhất cuộc đời…!
Khúc Nguyễn Anh Thư
Câu lạc bộ phóng viên nhỏ tỉnh Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Chung kết cuộc thi "Em yêu làn điệu dân ca" học sinh phổ thông tỉnh Thái Bình năm 2025 07.04.2025 | 07:17 AM
- Vun đắp đam mê nghệ thuật truyền thống lứa tuổi học sinh 05.04.2025 | 15:54 PM
- Giáng sinh tràn đầy phúc lạc 26.12.2022 | 08:37 AM
- Viết cho mùa hoa cải 12.12.2022 | 08:58 AM
- Chạm đông 07.11.2022 | 09:00 AM
- Nhạc sĩ quê lúa lan tỏa niềm tin chiến thắng Covid-19 20.09.2021 | 09:13 AM
- Lặng nghe hoa loa kèn 05.04.2021 | 10:28 AM
- Đọc “Gió Thượng Phùng ” 28.12.2020 | 10:14 AM
- Pháo đài đồng bằng 26.10.2020 | 11:25 AM
- Pháo đài đồng bằng 19.10.2020 | 14:02 PM
Xem tin theo ngày
-
Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030
- Công an tỉnh Thái Bình giành giải nhất toàn đoàn hội thi thể thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vòng 2 - khu vực II
- Hội đồng chấp hành UNESCO thông qua quyết định khuyến nghị vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn
- UNESCO phê duyệt khuyến nghị kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn
- Thái Bình giới thiệu danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn và các tiềm năng hợp tác tại Pháp
- UBND tỉnh: Tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ Pháp tại Việt Nam
- Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Khai mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Thái Bình quyết tâm hoàn thành xây dựng, sửa chữa 100% công trình nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trước ngày 20/6
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan